Tìm kiếm kênh sinh lời tốt hơn
Tín dụng được nới lỏng
Kinh tế có điều kiện phục hồi
Tìm kiếm kênh sinh lời tốt hơn
Tín dụng được nới lỏng
Kinh tế có điều kiện phục hồi
Lãi suất có mối tương quan rất lớn với thị trường chứng khoán và bất động sản. Mọi diễn biến của lãi suất sẽ tác động trực tiếp đến hai lĩnh vực này. Vậy điều gì khiến chứng khoán & bất động sản luôn tăng khi lãi suất tiền gửi giảm? Dưới đây là 3 lý do:
Tại thời điểm lãi suất cao, 1 phần vốn đổ vào kênh tiền gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất hấp dẫn. Nhưng khi lãi suất giảm, kênh tiền gửi sẽ không còn hấp dẫn với những nhà đầu tư có kỳ vọng lợi nhuận cao. Do đó, Nhà đầu tư sẽ có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư sinh lời cao hơn. Trong các hình thức phổ biến hiện nay, bất động sản và chứng khoán có hiệu suất sinh lời vượt trội, cụ thể hiệu suất sinh lời bình quân mỗi năm của cổ phiếu là 19,2%, bất động sản là 12,1% cao hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm 6,2% (giai đoạn 2016-2021). Điều này lý giải vì sao tại những thời điểm lãi suất xuống thấp thì dòng vốn và thanh khoản ở thị trường chứng khoán và bất động sản lại sôi động hơn.
Bản thân các doanh nghiệp bất động sản và kể cả người dân mua bất động sản hầu hết đều dựa trên nguồn vốn vay Ngân hàng. Do đó, khi Ngân hàng Nhà nước công bố giảm lãi suất điều hành sẽ tạo dư để để lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm theo. Với chủ đầu tư các dự án bất động sản áp lực chi phí vốn sẽ giảm bớt, từ đó đưa ra các chính sách bán hàng hấp dẫn nhằm thúc đẩy thanh khoản. Đồng thời có điều kiện để tiếp cận vốn vay, triển khai các dự án mới. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất cho vay và tiếp cận nguồn vốn vay sẽ còn phụ thuộc vào sự cân bằng giữa khả năng vay và hấp thụ vốn của doanh nghiệp, đó đó thường lãi vay nếu giảm cũng sẽ có độ trễ nhất định.
Lãi suất giảm sẽ giúp doanh nghiệp BĐS có điều kiện tiếp cận vốn để triển khai dự án mới.
Thông thường các chính sách giảm mặt bằng lãi suất cho vay đều nhằm mục đích hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh. Theo ông Nguyễn Triệu Vinh - Phó Giám đốc Đầu tư Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank nhận định :“ Lãi suất tiết kiệm giảm sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Vì lúc này, người dân sẽ có điều kiện tiêu dùng nhiều hơn vì không phải chịu áp lực chi phí lãi vay lớn, từ đó các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để sản xuất và tăng trưởng lợi nhuận.” Và lẽ tất yếu là khi kinh tế phát triển, cổ phiếu của những doanh nghiệp tiềm năng sẽ tăng trưởng và mang về lợi nhuận hấp dẫn cho Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đó. >>> Xem chi tiết nhận định của Ông Nguyễn Triệu Vinh - Phó Giám đốc Đầu tư Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank Trong dẫn chứng nêu ra tại Báo cáo Tương quan giữa lãi suất điều hành và thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2008-2023 do Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, kể từ tháng 6/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 23 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Và, tại những giai đoạn Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành này, thị trường chứng khoán và bất động sản luôn ghi nhận đà tăng mạnh. Chẳng hạn tại giai đoạn 2021, khi đại dịch Covid19 khiến kinh tế toàn cầu sụt giảm, Ngân hàng Nhà nước phải liên tục giảm lãi suất và bơm tiền, lúc này chỉ số VN-index ghi nhận đà tăng kỷ lục và lập đỉnh lịch sử với 1500 điểm. Tuy nhiên từ năm 2022, khi Ngân hàng thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất tiền đồng để đối phó với lạm phát, chỉ số VN-index đã mất 32,2%, thanh khoản sụt 20% so với bình quân năm 2021. Gần đây diễn biến lãi suất vẫn đang liên tục giảm, ở chiều ngược lại, chứng khoán lại ghi nhận sự phục hồi với những phiên giao dịch tỷ USD. Mặc dù đến nay sự phục hồi vẫn chưa rõ nét, riêng thị trường bất động sản mặc dù vẫn còn trầm lắng, nhưng với những động thái quyết tâm từ phía Chính phủ cùng với đà giảm lãi suất hiện tại, khi các chính sách tài khóa có thời gian để thẩm thấu vào thị trường thì chứng khoán và bất động sản sẽ sớm sôi động trở lại. Xem thêm: