Chứng chỉ quỹ

search
fmarket communityfmarket community

Trung bình giá là gì? Các chiến thuật trung bình giá trong đầu tư cổ phiếu

28/04/2022
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Trung bình giá là gì? DCA là gì?

2.

Công thức áp dụng chiến lược trung bình giá là gì?

3.

Tại sao nên áp dụng chiến lược trung bình giá?

4.

Chiến lược trung bình giá dành cho những đối tượng nào?

5.

So sánh trung bình giá cổ phiếu với trung bình giá chứng chỉ quỹ cổ phiếu

  • 5. 1.

    Trung bình giá cổ phiếu

  • 5. 2.

    Trung bình giá chứng chỉ quỹ cổ phiếu

Đầu tư cổ phiếu đòi hỏi NĐT cần có những hiểu biết nhất định về sản phẩm để đảm bảo mang lại lợi nhuận tốt khi đầu tư. Trung bình giá cổ phiếu là một trong những khái niệm phổ biến với các NĐT cổ phiếu. Vậy cụ thể trung bình giá là gì? Tại sao nên áp dụng chiến thuật trung bình giá trong việc đầu tư? Tất cả các thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu.

Trung bình giá là gì? DCA là gì?

Trung bình giá (tiếng Anh: Dollar Cost Average hay còn được viết tắt là DCA) có thể hiểu là phương pháp phân bổ nguồn vốn của NĐT thành nhiều phần khác nhau khi mua một cổ phiếu, thay vì đầu tư một khoản vốn lớn trong một lần. Với cách làm này, NĐT sẽ mua được cổ phiếu với mức giá tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, cũng sẽ có những khác biệt nhất định quyết định đến cách chi tiền của NĐT. Vì giá cổ phiếu luôn luôn biến động mỗi phút mỗi giờ, vậy nên sẽ không thể nào biết được giá cổ phiếu bao nhiêu là thấp nhất, thị trường chứng khoán sẽ có những biến động ra sao. Vậy nên, phương pháp trung bình giá ra đời giúp NĐT giải pháp được khó khăn này và sở hữu được nhiều cổ phiếu tiềm năng hơn. Kể cả khi giá cổ phiếu có giảm thấp hơn nữa so với dự đoán của bạn, NĐT vẫn không cần lo sợ vấn đề bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

Xem thêm: Nên DCA cổ phiếu hay DCA chứng chỉ quỹ

Công thức áp dụng chiến lược trung bình giá là gì?

Để tính toán được trung bình giá (DCA), NĐT cần có sự quan sát sâu sắc với thị trường về các yếu tố như giá cả, biến động chung, biến động cổ phiếu trong thời gian ngắn hạn và dài hạn cũng như xem xét các loại hình tài sản. NĐT nên chia nhỏ số vốn ban đầu của mình ra thành nhiều phần bằng nhau và đầu tư vào loại hình tài sản mà bản thân đánh giá thấy tiềm năng. Khi đầu tư theo chiến lược này, dù thị trường chứng khoán có những diễn biến tăng giảm ra sao đi chăng nữa, tổng nguồn vốn của NĐT vẫn sẽ luôn được đảm bảo giữ ở mức trung bình. Nhờ vậy, nguy cơ lỗ vốn đã được giảm xuống một cách đáng kể. Cơ chế hoạt động của phương thức này chính là chia nhỏ nguồn vốn thay vì đầu tư tất cả số vốn cùng một lúc. Ví dụ: bạn có 10.000.000 đ và muốn đầu tư vào cổ phiếu A đang có giá là 25.000 đ/cổ phiếu. Thông thường, bạn sẽ dùng toàn bộ số tiền để mua cổ phiếu A. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp DCA, bạn sẽ chia số vốn bằng các phần 5 phần bằng nhau. Và bạn sẽ phân bổ 5 phần vốn ấy để mua cổ phiếu A theo chu kỳ tuần. Với biến động giá của cổ phiếu A, sau 5 tuần bạn sẽ có:

 

icon-message