Chia rẽ sâu sắc về chính trị
Khủng hoảng thị trường hàng hóa (commodity)
Thị trường vốn và tài chính
Thương mại Quốc tế
Xã hội và khủng hoảng nhân đạo
Nguy cơ một trật tự thế giới mới bất ổn hơn
Chia rẽ sâu sắc về chính trị
Khủng hoảng thị trường hàng hóa (commodity)
Thị trường vốn và tài chính
Thương mại Quốc tế
Xã hội và khủng hoảng nhân đạo
Nguy cơ một trật tự thế giới mới bất ổn hơn
Những ngày gần đây, ưu tiên của các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các mạng xã hội là tình hình chiến sự ở Ukraine. Những cảnh đổ nát điêu tàn, thương tâm thì trước mắt ai cũng thấy, nhưng những hệ lụy khác thì sao? Sức ảnh hưởng và hậu quả của cuộc chiến chắc hẳn trầm trọng hơn những gì mà nhiều người đang dự tính, vì nó hiện diện trong nhiều lĩnh vực quan trọng và không chỉ là chuyện của 2 quốc gia.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã có từ lâu, và lần xung đột lớn nhất gần đây là việc Nga chiếm Crimea vào năm 2014. Cũng như một số nước khác trong hệ thống Liên Bang Xô Viết trước đây, phần lớn người dân Ukraine muốn gia nhập EU và đi theo hướng phát triển kinh tế xã hội của phương Tây. Ukraine cũng muốn gia nhập NATO, và đây là điều tối kỵ đối với Nga. Bởi vì Nga không muốn ngay sát bên cạnh mình là một nước thành viên của NATO và có vị thế quan trọng như Ukraine. Mặc dù giữ liên lạc ngoại giao, trao đổi kinh tế và nhiều lĩnh vực khác nhưng giữa phương Tây với Mỹ và Nga vẫn bất đồng với nhau ở các vấn đề dân chủ, tính tự do của thị trường. Chẳng hạn như việc thổng thống Putin tại vị quá lâu và dường như độc tôn quyền lực khi sửa cả Hiến pháp để phục vụ cho lợi ích cá nhân mình. Nga cũng là một kinh tế lớn trên thế giới nhưng kinh tế Nga phụ thuộc chủ yếu và các tập đoàn kinh tế nhà nước, không phát huy được hiệu quả của mình. Khi Nga xâm chiếm Ukraine, cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 2-3 đã cho thấy rõ quan điểm của các chính phủ về việc ủng hộ Nga hay Ukraine.
Nghị quyết lên án Nga về cuộc xâm lược có 141/193 phiếu ủng hộ, 5 nước bỏ phiếu chống và 35 phiếu trắng tỏ ý trung lập. Tuy nhiên trong số các nước ủng hộ Ukraine đều có các nước phát triển, các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Anh Quốc. Các xung đột về địa chính trị ngày nay thường xảy ra ở một vùng lãnh thổ nhỏ, và các nước lớn sẽ gián tiếp chọn một bên để ủng hộ hoặc ủng hộ một cách rất kín đáo. Tuy nhiên, qua sự kiện Ukraine cho thấy sự đối đầu căng thẳng và trực diện giữa Nga với Mỹ và EU.
Chiến sự ngày càng leo thang ở Ukraine đã khiến cho giá của một số hàng hóa nhảy vọt, như dầu thô, lúa mì, hạt ngũ cốc, và một số kim loại phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Giá dầu thô WTI trên thị trường thế giới đã tăng gần 30% chỉ trong vòng 2 tuần khi chiến sự xảy ra, còn nếu tính từ đáy đầu tháng 12-2021 thì giá dầu đã tăng gần 80%. Nga cũng là một nước cung cấp gas quan trọng của EU nên việc gián đoạn cung cấp gas và giá tăng sẽ gây không ít khó khăn cho các nước nhập khẩu. Cũng may là mùa đông đã và đang kết thúc ở nhiều nước nên nhu cầu sưởi bằng gas cũng đã giảm đáng kể, và các nước EU phải lên một chiến lược khẩn cấp về năng lượng. Như Pháp đã đẩy mạnh lại các chương trình nhà máy điện hạt nhân, Đức cũng gia hạn thời hạn sử dụng cho một số nhà máy đang hoạt động, và các nước ưu tiên hơn cho các chương trình năng lượng tái tạo. Cũng cần biết rằng các chương trình năng lượng tái tạo không chỉ là điện gió, điện mặt trời, hydrogen, mà còn là các công nghệ về tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng năng lượng, và công nghệ lưu trữ.
Một số ngành sản xuất ở châu Âu bắt đầu khó khăn vì thiếu nguồn nguyên liệu và có thể phải đóng cửa nhà máy vì những nguyên liệu này được nhập từ Nga hay Ukraine. Trong số này, phải kể đến các nguyên liệu là kim loại như quặng sắt, alumin, và một số kim loại hiếm. Ví dụ như báo chí Pháp mấy ngày gần đây đã đưa tin về khó khăn của ngành công nghiệp sản xuất ô tô nước này trong bối cảnh nguồn cung bị gián đoạn từ Nga và Ukraine. Khủng hoảng về giá hàng hóa trong lúc này, đặc biệt là dầu thô và các nguyên liệu chính là đầu vào của nhiều ngành sản xuất là như thêm dầu vào lửa của tình hình lạm phát ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu giá cả chỉ tăng đột ngột trong ngắn hạn rồi hạ nhiệt thì nền kinh tế có thể chịu đựng, nhưng để kéo dài thì sẽ là một rủi ro lớn của kinh tế thế giới. Bởi vì lạm phát tăng thì buộc các chính sách vĩ mô phải hãm nền kinh tế lại, kinh tế sẽ trì trệ và có thể xảy ra tình trạng đình lạm (stagflation).
Một trong các biện pháp trừng phạt kinh tế đầu tiên của Mỹ và EU đối với Nga là hạn chế và loại các ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống SWIFT. Điều này sẽ gây khó khăn cho người sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Nga trong các giao dịch quốc tế. Ví dụ một doanh nghiệp xuất khẩu của Nga sẽ không thể nhận thanh toán, một du khách nước ngoài không thể rút tiền ở Nga với thẻ của mình. Các biện pháp trừng phạt kinh tế càng siết chặt thì thị trường tài chính của Nga là bị ảnh hưởng trước tiên. Đầu tiên là thị trường chứng khoán Nga và đồng rúp tuột dốc không phanh. Thị trường chứng khoán Nga đã phải đóng cửa nhiều ngày liên tiếp, giá của một số cổ phiếu chủ chốt lớn bị mất giá đến 80-90%. Và mới đây, thị trường chứng khoán Nga cũng bị loại khỏi danh sách các thị trường mới nổi, nghĩa là các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ không còn đầu tư vào cổ phiếu Nga. Mà không chỉ phản ứng trên thị trường chứng khoán, các tập đoàn lớn của Mỹ, EU cũng lên tiếng rút vốn đầu tư trong các dự án đang ở Nga, và chấp nhận những thiệt hại phát sinh. Phần vốn đầu tư của các tập đoàn dầu khí như BP, Total ở Nga là rất lớn, nếu chấp nhận rút thì các khoản lỗ có thể lên đến hàng chục tỷ USD. Các biện pháp trừng phạt nhắm tới Nga, làm cho nước này gặp nhiều khó khăn trên thị trường tài chính quốc tế thì cũng là khó khăn cho các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, và các cá nhân đầu tư vào Nga. Vào cuối năm 2021, nhiều tổ chức quốc tế nhận định Nga là một thị trường tiềm năng trong nhóm BRICS, khi nhận định giá dầu lẽ lên và duy trì ở mức 80usd/thùng. Giờ đây, mặc dù giá dầu tăng nhưng các khoản đầu tư ở Nga bị giảm giá mạnh, dòng vốn bị kiểm soát chặt chẽ và cơ may để thu hồi lại được vốn đầu tư là rất mong manh.