Chứng chỉ quỹ

search
fmarket communityfmarket community

Lãi suất chứng chỉ quỹ và những vấn đề cần lưu ý khi đầu tư CCQ

15/03/2022Lượt xem 535 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Về chứng chỉ quỹ

2.

Lãi suất chứng chỉ quỹ và cơ chế lãi suất

3.

Cần lưu ý những vấn đề gì khi chọn mua CCQ?

Lãi suất chứng chỉ quỹ trên thị trường hiện nay là bao nhiêu và những vấn đề NĐT cần lưu ý khi tham gia đầu tư CCQ là gì? Những thắc mắc của NĐT sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Trên thị trường đầu tư chứng khoán ngày nay, chứng chỉ quỹ đã không còn là khái niệm quá xa lạ. Rất nhiều các NĐT đã biết đến và lựa chọn CCQ như một kênh đầu tư lâu dài với khả năng sinh lời hiệu quả và hạn chế rủi ro ở mức cao nhất. Vậy tình hình lãi suất của CCQ hiện như thế nào và có những vấn đề nào cần lưu tâm khi NĐT tham gia đầu tư CCQ?

Về chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ có thể hiểu một cách đơn giản là một dạng chứng khoán được phát hành bởi các công ty quản lý quỹ, khi NĐT mua CCQ điều đó thể hiện quyền sở hữu một phần vốn góp trong quỹ đầu tư. CCQ hiện được bán trên thị trường với mức giá tối thiểu 10.000 VNĐ và được bán trực tiếp trên sàn chứng khoán hoặc thông qua các đại lý ủy quyền, các công ty quản lý quỹ. Đây là một sản phẩm đầu tư đã được nghiên cứu và chọn lọc kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro cho NĐT khi tham gia. Có thể dễ dàng thấy được, bản chất của việc mua CCQ chính là NĐT đang ủy thác việc đầu tư của bản thân vào một tổ chức, công ty liên quan trong lĩnh vực đầu tư. Khi quỹ mà NĐT tham gia hoạt động tốt thì lợi lãi suất chứng chỉ quỹ NĐT nhận lại sẽ tỷ lệ thuận với sự gia tăng đó, và ngược lại. Các NĐT cũng có thể hoàn toàn yên tâm về số tiền mình đầu tư vào quỹ. Các quỹ CCQ hiện nay đều là quỹ mở - đây là một sản phẩm đại chúng được Ủy ban chứng khoán quản lý rất chặt chẽ với nhiều quy định nghiêm ngặt

lãi suất chứng chỉ quỹ

Tất cả các quỹ hoạt động hợp pháp đều phải đăng ký với Ủy ban chứng khoán và được cấp phép hoạt động, thậm chí hiện nay còn có thêm các quy định hạn chế về đầu tư để giảm thiểu rủi ro tối đa cho các NĐT. Vậy nên NĐT không cần phải quá lo lắng về các vấn đề rủi ro liên quan đến vấn đề quản lý. Giá trị của CCQ được đánh giá dựa trên NAV (Net Asset Value), tức là giá trị tài sản hiện tại đang có của quỹ mở. Giá của CCQ được tính theo NAV/CCQ, được quyết định bởi giá trị tài sản hiện có của quỹ và số lượng CCQ đang hiện hành tại thời điểm đó. Dựa theo công thức này, có không ít các NĐT băn khoăn về việc có nên mua CCQ với giá cao để sinh lời nhanh hay không?

Trên thực tế, tất cả quỹ mở trong thị trường hiện nay đều được bán với mức giá bắt đầu là 10.000 VNĐ (NAV/CCQ). Mức giá NAV/CCQ của các quỹ biến động và chênh lệch nhau tùy theo tình hình thị trường và khả năng hoạt động của quỹ. Điều đó có nghĩa là NĐT sẽ mua được nhiều CCQ hơn khi NAV/CCQ thấp và ít CCQ hơn khi NAV/CCQ cao. Thông thường thì khi NAV/CCQ thấp thì đây sẽ là quỹ mở vừa mới được chào bán hoặc quỹ đang hoạt động không hiệu quả, có lợi nhuận thấp. Ngược lại, NAV/CCQ cao đồng nghĩa với việc quỹ có lợi nhuận tốt, phát triển mạnh vì đã tăng giá trị rất nhiều. Từ đó có thể thấy, việc NĐT quyết định sẽ mua loại CCQ nào không hoàn toàn phụ thuộc vào giá CCQ mà còn do tình hình hoạt động của quỹ quyết định. Điều mà các NĐT cần quan tâm nhất là khả năng mà quỹ có thể mang lại lợi nhuận trong tương lai ra sao.

Xem thêm: Chứng chỉ quỹ là gì? Đầu tư Chứng chỉ quỹ có lỗ không?

Lãi suất chứng chỉ quỹ và cơ chế lãi suất

Chắc chắn đã có không ít các NĐT đã nghe qua về cơ chế lãi kép của CCQ, vậy cụ thể thì lãi kép ở đây là gì? Nếu như NĐT dùng số tiền nhàn rỗi của mình để mua trái phiếu, mua chứng chỉ tiền gửi hay gửi tiết kiệm, chắc chắn đến một mốc thời gian nhất định, NĐT sẽ nhận lại lãi suất. Còn đối với quỹ mở thì sao? Một khi đã xác định đầu tư vào CCQ, NĐT cần xác định việc cùng nhau hưởng lợi và cùng nhau gánh lỗ. Cơ chế lãi kép sẽ xuất hiện khi quỹ mà bạn đầu tư hoạt động hiệu quả, phát triển tốt, chắc chắn lãi suất mà NĐT nhận lại sẽ lớn hơn rất nhiều so với lãi suất của các hình thức đầu tư khác. Nhưng lợi nhuận càng cao thì rủi ro theo đó cũng càng lớn, trong trường hợp, quỹ hoạt động không tốt hay do ảnh hưởng của thị trường chung, việc chấp nhận gánh lỗ hoàn toàn có thể diễn ra.


icon-message