Chứng chỉ quỹ

search
fmarket communityfmarket community

Gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư chứng chỉ quỹ mở trong năm 2023

09/02/2023
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Lãi suất Ngân hàng điều chỉnh nhẹ

2.

Nên gửi Ngân hàng hay đầu tư chứng chỉ quỹ mở

  • 2. 1.

    Xét về lợi nhuận

  • 2. 2.

    Xét về tính thanh khoản

  • 2. 3.

    Xét về độ an toàn

Cơn sóng ngầm lãi suất Ngân hàng vẫn chưa hạ nhiệt sau tết Nguyên đán 2023. Mặc dù thời điểm hiện tại, có thể Ngân hàng vẫn là một kênh đầu tư “vua” nhưng về lâu dài, liệu đây có phải là hình thức hấp dẫn nhất? Đặc biệt giữa hình thức đầu tư chứng chỉ quỹ mở và gửi tiết kiệm Ngân hàng, hình thức nào sẽ "lên ngôi" trong năm 2023?

Lãi suất Ngân hàng điều chỉnh nhẹ

Cuộc đua tăng lãi suất huy động của các Ngân hàng đã khiến dòng tiền tìm về kênh gửi tiết kiệm. Trước nay, Ngân hàng luôn được xem là kênh đầu tư ít rủi ro, kết hợp với mức lãi suất hấp dẫn như hiện tại là những yếu tố để hình thức này chiếm lĩnh dòng tiền. Tuy nhiên, hầu hết các khoản lãi suất áp dụng đều có những điều kiện đi kèm. Chẳng hạn số tiền gửi phải đủ lớn, kỳ hạn gửi phải dài, chưa kể khách hàng phải mua kèm các gói bảo hiểm hoặc thêm phí cho các tài khoản số đẹp… Chẳng hạn như PVcombank chào mời mức lãi suất cao nhất lên tới 12,8% áp dụng cho  kỳ hạn gửi 15 tháng trở lên. Tuy nhiên, khách hàng muốn hưởng mức lãi suất này thường phải có lượng tiền gửi lớn và mua kèm gói bảo hiểm Prudential. Ngân hàng MSB áp mức dụng mức lãi suất 9,9% cho kỳ hạn 15 tháng và chỉ áp dụng cho chương trình gửi đặc biệt. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cao nhất thuộc về Ngân hàng NCB với mức lãi suất 11,1%/năm. Mức lãi suất này đi kèm với điều kiện mua thêm gói bảo hiểm và khách phải thêm 0,2% tổng giá trị tiền gửi cho tài khoản số đẹp tại NCB. Giả sử khách hàng gửi 2 tỷ đồng thì phải thêm 40 triệu đồng để lưu tại tài khoản số đẹp. So với nhiều hình thức đầu tư như đầu tư chứng chỉ quỹ mở, bất động sản hay vàng... thì gửi tiết kiệm Ngân hàng hoàn toàn chiếm ưu thế tính từ năm 2022 cho đến nay.

Nên gửi Ngân hàng hay đầu tư chứng chỉ quỹ mở

đầu tư chứng chỉ quỹ

Xét về lợi nhuận

Mặc dù hiện tại gửi tiết kiệm có thể là “vua” nhưng các chuyên gia dự định quá trình tăng lãi suất của các Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ tiếp diễn trong khoảng 6 tháng đầu năm 2023 và giảm dần vào quý III/2023. Do vậy, trong dài hạn, các kênh đầu tư khác như chứng khoán sẽ dần phục hồi kéo theo tỷ suất sinh lời hấp dẫn. Lúc này, lãi suất gửi tiết kiệm Ngân hàng có thể sẽ kém hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác. Trong quá khứ, các kênh đầu tư như chứng chỉ quỹ luôn duy trì tỷ suất lợi nhuận 13-15%/năm, thậm chí cao hơn. Trong khi đó, lãi suất Ngân hàng luôn chỉ ở mức 6-7%/năm. Hiện tượng Ngân hàng tăng lãi suất đột biến như hiện tại thường chỉ là diến biến mang tính thời điểm. Do vậy, nếu muốn tìm kiếm lợi nhuận lâu dài, gửi tiết kiệm không phải là lựa chọn tốt nhất.

Xét về tính thanh khoản


icon-message