Điểm B: Việt Nam 2030+ sẽ trông như thế nào?
Kinh tế tăng trưởng hai con số, chứng khoán bùng nổ
Tâm thế nhà đầu tư trong "kỷ nguyên vươn mình"
Điểm B: Việt Nam 2030+ sẽ trông như thế nào?
Kinh tế tăng trưởng hai con số, chứng khoán bùng nổ
Tâm thế nhà đầu tư trong "kỷ nguyên vươn mình"
Trong một buổi tọa đàm Investor Day diễn ra vào ngày 12.07.2025, hai chuyên gia đến từ Dragon Capital nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định rõ "điểm B" – tầm nhìn cho nền kinh tế Việt Nam đến năm 2030+. Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP hai con số trong vòng 5 năm tới, lợi nhuận doanh nghiệp có thể tăng trưởng 25–30%/năm, qua đó tạo nền tảng nâng định giá thị trường chứng khoán lên một tầm cao mới. Việc xác định rõ điểm B sẽ giúp định hướng hành động và chính sách trong giai đoạn chuyển mình 5–10 năm tới, nhà đầu tư chứng khoán cũng định hình được chiến lược dài hạn.
“Điểm B” – Việt Nam sau năm 2030, theo Dragon Capital sẽ là một nền kinh tế hiện đại, đồng bộ về hạ tầng, tinh gọn về thể chế và bứt phá về công nghệ. Bao gồm cơ sở hạ tầng hiện đại và dẫn đầu khu vực với 5.000 km đường cao tốc, đứng đầu châu Á; hệ thống đường sắt cao tốc Bắc – Nam dài 1.541 km, kết nối Hà Nội và TP.HCM chỉ trong 5 giờ; mạng lưới metro tại các đô thị lớn, các sân bay quốc tế với công suất 175 triệu hành khách/năm, và các cảng nước sâu chuẩn quốc tế.
Bức tranh Việt Nam vào năm 2030+.
Theo nghiên cứu của chuyên gia Dragon Capital, tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thượng Hải đã đóng góp gần 900 tỷ USD vào nền kinh tế Trung Quốc trong 6–7 năm sau khi hoàn thành. Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tương tự với tuyến Bắc – Nam nếu được triển khai đúng tiến độ và hiệu quả. Điểm đáng chú ý là nhu cầu hành khách giữa Hà Nội – TP.HCM hiện đã đạt 11 triệu người/năm, cao hơn 20% so với nhu cầu tại Bắc Kinh – Thượng Hải năm 2008 – thời điểm Trung Quốc quyết định đầu tư vào tuyến đường sắt cao tốc.
Như vậy, khi dự án hoàn thành sẽ tác động đa chiều đến tăng trưởng và cấu trúc đô thị: