Chứng chỉ quỹ

search
fmarket communityfmarket community

DCA là gì? Nên DCA cổ phiếu hay DCA chứng chỉ quỹ

13/09/2023
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

DCA là gì? 

2.

 DCA cổ phiếu tiềm ẩn rủi ro cao

3.

 DCA Quỹ cổ phiếu đảm bảo thắng lợi

Trong đầu tư chứng khoán, DCA được xem như một chiến lược phân bổ vốn an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, DCA là gì và nên áp dụng phương pháp này như thế nào để mang lại thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

DCA là gì? 

Theo Wikipedia, DCA (Dollar Cost Averaging) là phương pháp đầu tư trung bình giá thấp, tức là mua thêm cổ phiếu hay quỹ khi thị  trường giảm. Thuật ngữ này lần đầu tiên được đặt ra bởi Benjamin Graham trong cuốn sách Nhà đầu tư thông minh do ông làm tác giả. Bằng cách này, nhà đầu tư mua được nhiều cổ phiếu hơn khi thị trường ở mức thấp và nhà đầu tư sẽ có một mức giá mua trung bình thấp hơn hoặc ở một vị thế nắm giữ tốt hơn so với giá trị thật của doanh nghiệp. Khi thị trường tăng, giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên thì nhà đầu tư sẽ thu lợi tốt hơn.

  DCA cổ phiếu

Hình mô phỏng phương pháp DCA.

 DCA cổ phiếu tiềm ẩn rủi ro cao

Với DCA cổ phiếu, Nhà đầu tư chỉ nên DCA khi thị giá cổ phiếu rẻ hơn so với tiềm năng của nó (khi P/E cổ phiếu thấp), đợi đến khi thị trường định giá cổ phiếu đúng giá trị doanh nghiệp thì Nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận (thường là vào giai đoạn thị trường tăng). Hoặc, thị giá cổ phiếu có thể cao hơn nhưng phải ở một vị thế mua rất tốt so với giá trị thực của doanh nghiệp phát hành. Nghĩa là với tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai, bạn sẽ thu về lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng.

Như vậy, DCA thành công khi và chỉ khi thỏa mãn ít nhất 3 yếu tố: phân tích để chọn đúng cổ phiếu, lựa chọn thời điểm mua giá tốt và nắm giữ cho tới khi giá cổ phiếu tăng mạnh. Nhưng việc phân tích một cổ phiếu, một doanh nghiệp và đánh giá đúng giá trị thật hay tiềm năng của nó đòi hỏi nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm, công việc này thường được thực hiện bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nếu không đánh giá đúng và chọn sai cổ phiếu dẫn đến kết quả giá cổ phiếu không tăng ngay cả khi thị trường chứng khoán tăng mạnh, hoặc giá cổ phiếu giảm và không bao giờ tăng trở lại (có thể do yếu tố ngành hay năng lực quản trị của ban lãnh đạo…).

Câu chuyện hàng ngàn nhà đầu tư “khóc ròng” vì ôm cổ phiếu FLC hay ROS là một minh chứng. Khi áp dụng phương pháp DCA vào đầu tư cổ phiếu, Nhà đầu tư dễ rơi vào trường hợp “ bắt dao rơi”. 

 DCA Quỹ cổ phiếu đảm bảo thắng lợi


icon-message