Lợi ích của đầu tư theo ESG
Quy trình đầu tư được thực hiện như thế nào khi đánh giá các yếu tố ESG?
Lợi ích của đầu tư theo ESG
Quy trình đầu tư được thực hiện như thế nào khi đánh giá các yếu tố ESG?
Trong xu hướng đầu tư theo ESG tại Việt Nam, UOBAM là một trong những tập đoàn tiên phong và nổi bật. Với việc tích hợp và đánh giá các yếu tố ESG trong các quyết định đầu tư, Tập đoàn này đã và đang đóng góp nhiều tích cực vào sự phát triển bền vững của công đồng và xã hội. Vậy đầu tư theo ESG là gì và điều này được UOBAM tích hợp như thế nào vào quy trình đầu tư của quỹ UVEEF? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời và hiểu hơn về hình thức đầu tư thịnh hành này.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận thì những yếu tố môi trường, xã hội, quản trị trở thành bộ tiêu chí quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là lý do ESG được UOBAM đặc biệt chú trọng khi xem xét các doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư. ESG là gì? Bộ chỉ số ESG (Environmental - Social - Governance) tức là Môi trường - Xã hội - Quản trị. >>> Xem chi tiết: ESG là gì? Như vậy với những tiêu chí trên, ESG không đơn thuần chỉ là mục tiêu đầu tư mà nó còn là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững trong tương lai. Thực chất của điều này là xem xét và quản trị các nhân tố rủi ro trong quá trình đầu tư. Chẳng hạn như, một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhưng lại không chú trọng xử lý chất thải. Trong tương lại, công ty này có thể sẽ đối mặt với vấn đề phát sinh về việc xả thải và phải phải chịu một khoản chi phí pháp lý phát sinh có liên quan. Về danh tiếng thương hiệu của công ty có thể bị ảnh hưởng, người tiêu dùng sẽ quay lưng với các sản phẩm của công ty từ đó, điều này sẽ khiến lợi nhuận bị sụt giảm.
Doanh nghiệp không tuân thủ ESG sẽ có nguy cơ đối mặt nhiều rủi ro phát sinh trong tương lai.
Ở Mỹ, theo thống kê của CME Group, chỉ số S&P 500 ESG tức là là các công ty S&P 500 tuân thủ các nguyên tắc của ESG tốt nhất của thị trường chứng khoán Mỹ có tăng trưởng vượt trội so với chỉ số “gốc” S&P 500. Trong năm 2022, theo số liệu phân tích từ Morgan Stanley, dòng tiền ròng chảy vào các quỹ ESG lên tới 115 tỷ USD, trong khi rút ròng 565 tỷ USD khỏi các quỹ truyền thống, bất chấp giai đoạn này thị trường đang nhiều biến động. Điều này cho thấy, giới đầu tư ngày càng quan tâm đến các doanh nghiệp lấy tiêu chuẩn ESG làm giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh. Theo ông Trương Minh Hùng, Giám đốc Bộ phận ESG của Công ty Quản lý Quỹ UOBAM Việt Nam: “Doanh nghiệp chú trọng yếu tố ESG sẽ giảm thiểu được các rủi ro bất thường xảy ra, gia tăng năng lực chống chọi với các rủi ro trong tương lai từ đó tạo dựng niềm tin với các bên liên quan. Nếu xem xét hai chỉ số MSCI AC Asian ex Japan ESG Leader Index và chỉ số MSCI AC Asian ex Japan trong thời kỳ 15 năm, thì chỉ số ESG đã tạo ra tỷ suất sinh lợi 61,7%, vượt trội hơn các công ty thông thường.”
>>> Xem thêm: Cổ phiếu ESG ở châu Á vào tầm ngắm của các quỹ đầu tư