Chứng chỉ quỹ

search
fmarket communityfmarket community

Chủ tịch Dragon Capital: "Khó khăn trước mắt chỉ là nhất thời"

28/11/2022
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Thời kỳ khó khăn sẽ không quá dài

2.

Tự tái cấu trúc trước khi chờ chính sách 

Đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang đối diện thách thức, ông Dominic Scriven cho rằng các khó khăn hiện tại chỉ mang tính nhất thời, điều kiện vĩ mô của Việt Nam bây giờ đã khác xa so với 10 năm trước.

Thời kỳ khó khăn sẽ không quá dài

Phát biểu tại chương trình Cà phê Doanh nhân do Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) tổ chức ngày 26/11, Chủ tịch Dragon Capital Dominic Scriven cho rằng nền kinh tế Việt Nam năm nay gặp phải cùng lúc những khó khăn có tính ảnh hưởng dây chuyền trên toàn cầu không ai dự báo trước được như xung đột Nga - Ukraine, giá dầu tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất ảnh hưởng dây chuyền đến tất cả ngoại tệ khác trên toàn cầu. "Sức khỏe nội tại của nền kinh tế Việt Nam là có. Khó khăn trước mắt của chúng ta chỉ là nhất thời. Điều kiện vĩ mô của Việt Nam bây giờ đã khác xa so với 10 năm trước. Nếu hỏi kinh tế Việt Nam có khó khăn bằng lúc đó hay không thì rõ ràng là không", ông Dominic Scriven nhận định. Tiến sĩ Trần Du Lịch cũng cho rằng dù nền kinh tế Việt Nam đang chịu thách thức kép từ các vấn đề bên ngoài và những vấn đề bên trong liên quan thị trường tài chính - bất động sản khiến dòng vốn ngưng trệ nhưng thời kỳ khó khăn sẽ không quá dài, doanh nghiệp nào có thể vượt qua giai đoạn này sẽ phát triển tốt trong tương lai. Theo ông Lịch, hiện nay, tổng lượng cung tiền không thiếu nhưng thị trường đang thiếu vốn. Vì vậy, phải nhìn nhận đúng những điểm nghẽn khiến dòng tiền chưa lưu chuyển trong nền kinh tế thay vì tăng cung tiền có thể dẫn đến lạm phát.

Chủ tịch Dragon Capital "Khó khăn trước mắt chỉ là nhất thời" 1.png

Cụ thể, hoạt động giải ngân vốn đầu tư công đang rất chậm trong khi nguồn vốn này có tính lan tỏa rất lớn. Các doanh nghiệp bất động sản đang gặp vấn đề sau thời gian dài sử dụng công cụ vay nợ thái quá, chưa có hệ thống quản trị rủi ro tài chính và phải tự tái cấu trúc trước khi chờ sự "giải cứu". Trong bối cảnh hiện nay, một số doanh nghiệp có thể vẫn còn lượng tiền mặt nhưng nhận thấy thị trường xuất khẩu yếu nên cũng chưa dám đầu tư, ngại vay vốn vì lãi suất cao. Dù vậy, ông Lịch nhìn nhận so với giai đoạn khủng hoảng 2008-2011, nội lực, khả năng chống chịu của kinh tế Việt Nam hiện nay đã tốt hơn nhiều. "Có thể một vài tháng tới sẽ còn khó khăn nhưng hệ thống tài chính của chúng ta vẫn sẽ đứng vững", ông Lịch khẳng định.


icon-message