Chứng chỉ quỹ

search
fmarket communityfmarket community

Chiến Thuật Và Chiến Lược Đầu Tư Trái Phiếu Doanh Nghiệp

27/04/2022
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Các nhà đầu tư tổ chức lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

2.

Có nên tự đầu tư trái phiếu doanh nghiệp?

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phát triển rất mạnh trong mấy năm gần đây. Một mặt, doanh nghiệp có thêm một kênh huy động vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời các nhà đầu tư có thêm kênh đầu tư để nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, bên cạnh các trái phiếu có chất lượng được phát hành bởi các doanh nghiệp uy tín, có sức khỏe tài chính lành mạnh, luôn tồn tại các trái phiếu kém chất lượng phát hành bởi các doanh nghiệp có nhiều vấn đề về tài chính, chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định về phát hành trái phiếu.

Điều đáng lo ngại là các trái phiếu kém chất lượng này được phân phối rộng rãi tới nhiều nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, thiếu thông tin cũng như hiểu biết về mức độ rủi ro mà họ phải chấp nhận. Có lẽ có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn nghĩ rằng việc mua trái phiếu doanh nghiệp là an toàn tuyệt đối, không có chuyện mất toàn bộ vốn đầu tư. Do thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam còn rất sơ khai, dịch vụ định mức tín nhiệm để phân loại trái phiếu theo mức độ rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận mới chỉ bắt đầu được hình thành, các số liệu, thống kê về xác xuất mất khả năng thanh toán của các tổ chức phát hành hoàn toàn không có.

vcbf quỹ trái phiếu

Tuy nhiên, nhìn vào số liệu thống kê 10 năm gần đây của S&P Global Ratings, một tổ chức định mức tín nhiệm lớn toàn cầu, thì đối với các trái phiếu hạng C trở xuống (các trái phiếu có mức độ rủi ro cao), 20-30% số trái phiếu được phát hành mất khả năng thanh toán hàng năm, và tỉ lệ này tăng lên tới gần 50% vào những năm mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức như năm 2020. Trong khi đó các trái phiếu được xếp hạng A trở lên, tỉ lệ mất khả năng thanh toán gần như bằng 0% và các trái phiếu hạng B thì chỉ khoảng 1-2% trong những năm kinh tế phát triển ổn định và khoảng 3-4% trong những năm kinh tế khó khăn. Điều này cho thấy, việc xác định được đâu là trái phiếu tốt, đâu là trái phiếu rủi ro cao hết sức quan trọng để giảm thiểu tối đa khả năng mất vốn đầu tư.

Các nhà đầu tư tổ chức lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

Việc chọn được một trái phiếu doanh nghiệp tốt để đầu tư ngay cả với nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng không phải là một công việc dễ dàng. Để ra quyết định đầu tư trái phiếu của một doanh nghiệp nào đó, chúng tôi cần đánh giá được tình hình tài chính hiện tại, cũng như đưa ra được các nhận định về tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp đó. Tiền huy động từ trái phiếu được sử dụng vào mục đích gì, để tài trợ cho các dự án đầu tư mở rộng, hay để cơ cấu tại nguồn vốn hiện tại, hay để trả nợ cho các món nợ sắp đến hạn. Theo đó, dòng tiền để doanh nghiệp chi trả các khoản nợ, bao gồm cả khoản nợ trái phiếu, sẽ đến từ đâu, từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, hay từ các hoạt động huy động vốn trên thị trường tài chính. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ chi trả của mình, có tài sản gì được cầm cố/thế chấp cho các chủ sở hữu trái phiếu hay không, chất lượng của tài sản đó thế nào.

Để trả lời được hết tất cả các câu hỏi này, việc đọc báo cáo tài chính, bản công bố thông tin hay tìm kiếm các thông tin trên mạng là không thể đủ. Các nhà đầu tư tổ chức như VCBF thường phải được doanh nghiệp phát hành cung cấp thêm rất nhiều thông tin chi tiết, và các thông tin này sau đó cần được phân tích, đánh giá, kiểm chứng mới có thể đưa ra nhận định về khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán của tổ chức phát hành trong tương lai.

VCBF trái phiếu

Do việc dự báo về hoạt động trong tương lai rất có thể không chính xác do các tác động khách quan và chủ quan, cần xây dựng các kịch bản dòng tiền khác nhau dựa trên các giả định khác nhau về doanh thu, chi phí. Việc đánh giá được dòng tiền của tổ chức phát hành trong trường hợp bình thường và trường hợp xấu là hết sức quan trọng để xác định mức độ rủi ro của khoản đầu tư. Doanh nghiệp có thể sẽ hoàn toàn khoẻ mạnh và đáp ứng mọi nghĩa vụ thanh toán trong điều kiện thị trường bình thường, nhưng lại có thể gặp khó khăn nếu thị trường xấu đi. Vậy khi thị trường xấu đi và doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ thì tài sản bảo đảm có đủ tốt và thanh khoản để giảm thiểu tổn thất? Thông thường, nếu trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản, hồ sơ phát hành trái phiếu sẽ quy định giá trị tài sản bảo đảm gấp x lần nghĩa vụ trái phiếu. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là tài sản bảo đảm đó được định giá như thế nào và tính thanh khoản của nó ra sao. Ví dụ, quy định tài sản bảo đảm gấp 2x lần nghĩa vụ trái phiếu, nhưng tài sản đó bị định giá lên cao nhiều lần so với giá trị hợp lý của nó, thì việc quy định 2x hay 3x không còn nhiều ý nghĩa. Bên cạnh đó, tài sản bảo đảm có thanh khoản không, dự kiến mất bao lâu mới có thể bán được tài sản bảo đảm để thu hồi khoản đầu tư cũng là một yếu tố quan trọng mà không dễ xác định.

Có nên tự đầu tư trái phiếu doanh nghiệp?


icon-message