Tài chính cá nhân

search
fmarket communityfmarket community

Mang tâm lý "cứ đẻ đi rồi tính", nhiều vợ chồng trẻ vật lộn kiếm tiền mỗi ngày

05/07/2023Lượt xem 178 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Chủ động đón nhận những “món quà”

2.

Chuẩn bị hành trang tài chính như thế nào trước khi sinh con?

“Xa xưa, thời ông bà mình có thể sinh 5-10 con và vẫn nuôi lớn khỏe mạnh, trời sinh voi ắt sinh cỏ”. Quan điểm này nhiều người vẫn giữ cho đến nay nhưng liệu còn đúng cho bối cảnh hiện tại. Cuộc sống phát triển, chi tiêu ngày càng đắt đỏ liệu mọi người có thể nuôi con tốt mà không chuẩn bị tài chính từ trước? Tôi năm nay đã 32 tuổi và là mẹ của một em bé hơn 3 tuổi, cũng được xem là đã có trải nghiệm thực tế về áp lực khi sinh và nuôi một em bé, tôi thật sự không đồng tình với suy nghĩ “cứ đẻ đi rồi tính”. Việc mang một em bé đến với thế giới này là một sự kiện rất tuyệt vời. Có những em bé là kết quả của một kế hoạch được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng của các cặp bố mẹ, nhưng lại có những em bé đến theo một cách thật bất ngờ. Nhưng dù là bằng cách nào thì trách nhiệm của bố mẹ là luôn phải nỗ lực để chủ động mang đến cho con những gì tốt đẹp nhất, thay vì phó mặc cho đấng tạo hóa.

Chủ động đón nhận những “món quà”

Không giống như thế hệ trước đây, mỗi gia đình đều sinh rất nhiều con. Bà ngoại tôi sinh tới 10 người con, đứa lớn chăm đứa bé và cứ thế lớn lên bằng việc ăn khoai, ngô, bắp, sắn… để lớn lên mỗi ngày. Thời điểm đó kinh tế khó khăn, hầu hết mọi người đều chỉ cần được ăn no, mặc ấm chứ không mong cầu những giá trị sống cao hơn. Và, hầu hết bố mẹ, cô, dì tôi đều không học hết lớp 4, một số người thậm chí còn không được đi học. Thời điểm đó, điều này không quá nghiêm trọng vì là hiện trạng chung của xã hội bấy giờ. Nhưng cho đến hiện tại, tất cả họ đều nhận về nhiều thiệt thòi. Do vậy, câu nói “trời sinh voi ắt sinh cỏ” là cách mà ông bà xưa hay nói, điều này có thể đúng ở thời điểm đó nhưng với bối cảnh hiện tại, quan điểm trên không còn phù hợp. Khi mà chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao đòi hỏi việc sinh ra và nuôi lớn một đứa trẻ không còn đơn giản như trước, đó là cả một quá trình cần nhiều công sức, tâm huyết và cả tiền bạc. Tất cả các chi phí từ thực phẩm, giáo dục, chi phí sinh hoạt, thậm chí tiền y tế…. đều trở nên đắt đỏ. Sự phân loại dịch vụ cũng đòi hỏi phụ huynh cần có nhiều tiền hơn để nhận về những đặc quyền tốt hơn cho con cái của họ. Từ lúc mang bầu, bạn cần một khoản ngân sách để đáp ứng những điều kiện thiết yếu nhất bao gồm tiền khám thai, các loại vitamin, thực phẩm bổ sung trong giai đoạn thai kỳ. Lúc sinh em bé, bạn cần ngân sách cho tiền viện phí, tã sữa, vật dụng cho con... Giai đoạn con còn nhỏ, bạn phải có ngân sách để chi trả các khoản vắc xin, quần áo, thực phẩm... Và suốt quá trình em bé lớn lên, chi phí ăn uống, học tập, vui chơi… tiếp tục tăng theo thời gian. Áp lực tài chính là một trong những lý do khiến nhiều người vẫn trì hoãn việc sinh con. Đôi khi đó cũng là căn nguyên gây nên những căng thẳng trong gia đình mỗi khi thiếu thốn tiền bạc. Đến đây, chắc hẳn một số người phản biện rằng, tôi đang tự "thần thánh hóa" tài chính trong khi không phải ai cũng đủ điều kiện để đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bởi thực tế có những người chuẩn bị hàng tỷ đồng chỉ để sinh một đứa trẻ nhưng cũng có người chẳng chuẩn bị gì vẫn nuôi con họ lớn lên mỗi ngày.  Điều này không sai, nhưng chỉ đúng khi không có những sự cố bất ngờ xảy đến và với những phụ huynh không thể cải thiện được hơn nữa thu nhập của họ. Vì nhìn nhận công bằng thì rõ ràng con cái họ đang có chất lượng cuộc sống thấp hơn nhiều so với những bạn bè đồng trang lứa. Điều này khiến trẻ thiệt thòi về cả sức khỏe, thế chất, học tập, vui chơi và nhiều cơ hội phát triển khác.   Do vậy, thay vì “đẻ đi rồi tính” thì tôi nghĩ, phụ huynh thời hiện đại nên chuẩn bị kế hoạch sinh con tốt hơn. Việc chủ động một kế hoạch tài chính sẵn sàng không chỉ giúp con được phát triển và tận hưởng những giá trị tốt đẹp nhất mà còn giúp phụ huynh tự tin hơn trong suốt hành trình làm cha làm mẹ của mình.

Chuẩn bị hành trang tài chính như thế nào trước khi sinh con?

Cần bao nhiêu tiền để sinh con hay cần bao nhiêu tiền để nuôi con dường như rất khó để tìm được câu trả lời chính xác. Điều này phụ thuộc vào thu nhập, mức sống, thậm chí là thể trạng của mỗi đứa trẻ. Đồng thời ở mỗi giai đoạn khác nhau, mỗi người sẽ có những mục tiêu tài chính khác nhau. Chẳng hạn như giai đoạn mang bầu, bạn cần chuẩn bị tài chính cho 9 tháng thai kỳ, chi phí đi sinh và 6 tháng sau sinh. Giai đoạn bé còn nhỏ bạn lập mục tiêu theo độ tuổi 1-3 tuổi, 3-6 tuổi; Giai đoạn con bắt đầu đi học, bạn lập kế hoạch cho các mục tiêu cụ thể hơn như mục tiêu giáo dục cho con, mục tiêu mua xe cho con... Chẳng hạn vợ chồng bạn đã và đang có ý định sinh em bé vào một mốc thời gian cụ thể, bạn có thể lên kế hoạch sinh con bằng cách sử dụng tính năng thông minh RoboF trên nền tảng tập trung quỹ mở Fmarket, một tính năng cho phép tạo lập mục tiêu và tự động thiết kế lộ trình chinh phục mục tiêu cho mỗi người . Đầu tiên bạn hãy truy cập vào app Fmarket và thực hiện đăng nhập (trường hợp chưa có tài khoản, bạn hãy tiến hành đăng ký). Tại màn hình, bạn hãy chọn Mục tiêu, sau đó tạo mục tiêu theo mong muốn. Bạn có thể đặt tên mục tiêu thật thú vị  để tạo cảm giác thích thú và có động lực thực hiện, ví dụ  “Qũy đón thiên thần nhỏ”. Tiếp theo nhập mốc thời gian bạn muốn hoàn thành mục tiêu - chẳng hạn bạn dự định sẽ sinh em bé vào năm 2023 và số tiền khởi điểm - chẳng hạn 50 triệu đồng. Đồng thời, bạn cũng cần tính được số tiền cần để hoàn thành mục tiêu. Kinh nghiệm của mình là hãy liệt kê các hạng mục cần thiết (như viện phí, thực phẩm, vitamin bổ sung, vắc xin ) và tham khảo chi phí tương ứng để tìm ra được số tiền này.  Gỉa sử bạn năm nay 28 tuổi và lập kế hoạch sinh con vào năm 30 tuổi, tức năm 2025. Số tiền cần chuẩn bị cho mục tiêu khoảng 200 triệu đồng. Dựa trên khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính, kế hoạch “Qũy đón thiên thần nhỏ” của bạn sẽ được RoboF thiết kế chi tiết như sau.


    icon-message