fmarket communityfmarket community

"Khốn khổ vì mất việc, tôi mới nhận ra vai trò của quỹ Dự phòng rủi ro”

16/02/2023Lượt xem 143 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
https://files.fmarket.vn/pro/blog/resize/concept-business-failure-unemployment-problem-min_main.png
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Tính toán chi tiêu thiết yếu hàng tháng

2.

Lên số tiền mục tiêu trong Quỹ dự phòng rủi ro

3.

Lập kế hoạch cụ thể

4.

Cân nhắc các tình huống có thể xảy ra

5.

Bảo toàn Quỹ dự phòng

"Khốn khổ vì mất việc, tôi mới nhận ra vai trò của Quỹ dự phòng”-  Đây là câu nói của anh Trần Mạnh Tiến (42 tuổi) sinh sống và làm việc tại TP.HCM.

Vào cuối năm 2022, tình hình kinh tế khó khăn, công ty đã chấm dứt hợp đồng với anh vì lý do không có đơn hàng để sản xuất buộc phải sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí.  Mất việc bất ngờ trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, anh Tiến phải tạm mưu sinh với nhiều công việc thời vụ để đắp đổi qua ngày. Tình cảnh khốn khổ của anh Tiến cũng là tình cảnh chung của hàng ngàn lao động khác. Theo công bố từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người thất nghiệp trong quý IV/2022 lên tới hơn 1,08 triệu người, tăng 0.04 điểm phần trăm so với quý trước. Những rủi ro về khủng hoảng kinh tế và lạm phát là những vấn đề mang tính vĩ mô mà chúng ta khó có thể tránh khỏi nhưng một thực tế đáng báo động là hơn 60% người lao động không có tiền tích lũy cá nhân. Điều này khiến họ rơi vào cảnh lao đao, khốn khó trong suốt khoảng thời gian bị mất việc.

Chúng ta hầu hết đều rất thờ ơ và chủ quan trước các vấn đề liên quan đến khoản dự phòng rủi ro, chỉ khi rơi vào tình huống khẩn cấp mới nhận ra tầm quan trọng của chúng. Cách duy nhất để bạn luôn tự tin khi đối phó với các tình huống này đó là hãy xây dựng cho mình một Quỹ phòng ngừa rủi ro càng lớn càng tốt. Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, chúng ta phải chuẩn bị khoản dự phòng bằng ít nhất 3-6 tháng chi tiêu cá nhân. Cụ thể, bạn có bắt đầu thiết lập quỹ dự phòng của mình bằng các bước như sau:

Tính toán chi tiêu thiết yếu hàng tháng

Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc liệt kê danh mục các khoản chi tiêu của mình vào hai nhóm cơ bản là Must – have và Nice-to-have. Must-have là những khoản chi tiêu thiết yếu mà chúng ta nhất định phải chi để đảm bảo cuộc sống của mình. Chẳng hạn: tiền nhà, tiền học của con, tiền thực phẩm, xăng xe, tiền điện nước… Những khoản chi tiêu còn lại sẽ được xếp vào nhóm Nice-to-have nghĩa là những khoản chi có thể có hoặc không, việc cắt giảm chúng sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Lên số tiền mục tiêu trong Quỹ dự phòng rủi ro

Nếu tổng chi phí của nhóm Must-have là 7.000.000/tháng, bạn sẽ tính được số tiền cần có cho quỹ dự phòng như sau:

  •         Quỹ dự phòng tối thiểu trong 3 tháng là: 3 x 7 triệu = 21 triệu
  •         Quỹ dự phòng trong 6 tháng là: 6 x 7 triệu = 42 triệu
  •         Quỹ dự phòng trong 1 năm là: 12 x 7 triệu = 84 triệu

Lập kế hoạch cụ thể

quỹ dự phòng thất nghiệp

Lên các kế hoạch dự phòng càng chi tiết càng tốt

Nếu thu nhập của bạn là 15.000.000/tháng và mỗi tháng bạn trích 20% thu nhập vào quỹ dự phòng, tương đương 3 triệu/ tháng. Vậy bạn cần ít nhất 7 tháng để có đủ số tiền 21 triệu trong Qũy dự phòng hoặc 14 tháng để đạt 42.000.000 đồng trong quỹ dự phòng rủi ro. Qũy dự phòng rủi ro sẽ lớn dần nếu số tiền bạn tích lũy nhiều hơn hoặc thời gian bạn tích lũy dài hơn. Bạn cần tách biệt quỹ dự phòng rủi ro với quỹ đầu tư, mua sắm và chỉ sử dụng nó trong những trường hợp thực sự cần thiết.

Cân nhắc các tình huống có thể xảy ra

Dự phòng trước những tình huống rủi ro trong cuộc sống, cũng là những trường hợp được phép sử dụng đến quỹ dự phòng. Chẳng hạn như ốm đau, thất nghiệp, phá sản… là những trường hợp rủi ro bất ngờ được phép sử dụng quỹ dự phòng. Việc xác định các tình huống cụ thể giúp chúng ta tránh nhầm lẫn hay “đánh tráo” chức năng, vai trò của Qũy dự phòng để dùng vào những mục đích hay tình huống không thật sự khẩn cấp.

Bảo toàn Quỹ dự phòng

Quỹ dự phòng rủi ro được dùng vào những tính huống khẩn cấp, vì vậy chúng ta phải chắc chắn bảo toàn chúng an toàn và khi cần sẽ có thể rút ra nhanh nhất. Với Quỹ phòng ngừa rủi ro, bạn có thể bảo quản bằng cách nắm giữ tiền mặt hoặc lập tài khoản ngắn hạn tại Ngân hàng. Việc lập Quỹ dự phòng luôn được ưu tiên, sau khi bạn đã trả hết tất cả các khoản nợ. Qũy dự phòng càng lớn càng giúp chúng ta an tâm trước những biến cố xảy đến trong cuộc sống. Điều này lý giải cho tâm thế đối nghịch của những người cùng bị thất nghiệp bất ngờ, một số rất thư thái và xem đây là khoảng gian để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng trước khi tìm kiếm những cơ hội mới. Ngược lại, số khác lại phải chật vật với cuộc sống khốn khó. Rủi ro mặc dù là những điều không ai trong chúng ta mong muốn nó xảy đến, nhưng cách tốt nhất để luôn cảm thấy an tâm là xây dựng Quỹ dự phòng rủi ro càng lớn càng gia tăng tính bền vững cho cuộc sống của bạn. 

Xem thêm:


icon-message