Vàng

search
fmarket communityfmarket community

Với 100 triệu tiền nhàn rỗi, nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?

28/10/2022
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Gửi tiết kiệm ngân hàng

2.

Đầu tư vàng

3.

Đầu tư chứng chỉ Qũy 

4.

Kế hoạch đầu tư 100 triệu nhàn rỗi

100 triệu có thể không phải là số tiền lớn đối với nhiều người, nhưng với một số bạn trẻ thì đây là con số tích lũy phải cật lực gom góp mới có được. Sở hữu 100 triệu trong tay, nhiều bạn trẻ loay hoay để tìm ra bài toán đầu tư phù hợp. Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm, đâu là giải pháp đầu tư sinh lời tốt nhất?

Thế hệ gen Z ngày nay rất coi trọng việc tích lũy và đầu tư. Một trăm triệu là con số mà ai cũng phải trải qua trước khi đạt được những con số lớn hơn, ngoại trừ việc bạn là người có tài sản thừa kế sẵn. Trước khi vạch ra bài toán đầu tư cho số tiền này, bạn phải chắc chắn bản thân đã lập riêng một quỹ dự phòng tài chính cho mình. Cuộc sống luôn chất chứa nhiều rủi ro, quỹ dự phòng này là khoản tiền giúp bạn duy trì cuộc sống và xử lý các vấn đề phát sinh.  Thời điểm covid19 diễn ra tác động tiêu cực đến bối cảnh chung của nền kinh tế. Tình trạng thất nghiệp tăng lên đến mức báo động, bệnh tật hoành hành khiến không ít người lao đao. Lúc bấy giờ, những khoản tích lũy trong quỹ dự phòng mới thực sự trở nên ý nghĩa và cần thiết.  Thông thường quỹ dự phòng này được quy định tương ứng bằng 6 tháng chi tiêu của bạn. Có nghĩa rằng, nếu bạn chi tiêu mỗi tháng ở mức 8 triệu đồng thì bạn phải dành cho quỹ dự phòng ít nhất là 48 triệu đồng. Sau khi sở hữu một ngân sách riêng phòng ngừa rủi ro, số tiền còn lại bạn có thể sử dụng để phục vụ mục tiêu đầu tư.

Gửi tiết kiệm ngân hàng

Gửi tiết kiệm được đánh giá là kênh đầu tư an toàn mà những người thuộc hệ “ăn chắc mặc bền” ưa thích. Hiện nay, Ngân hàng đang thực hiện cuộc đua tăng lãi suất để thu hút tiền gửi.  Trong đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SBC) hiện có lãi suất cao nhất với 9,3%/năm áp dụng cho hình thức gửi online các kỳ hạn 15 tháng (cập nhật đến 26/10). Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng, kênh gửi tiết kiệm khá hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên nhiều chuyên gia tài chính khuyên rằng, chỉ nên chọn gửi tiết kiệm như cách “trú ẩn” để bảo toàn vốn trong lúc thị trường biến động. Ở thời điểm hiện tại, lãi suất Ngân hàng có vẻ hấp dẫn nhưng xét về lâu dài, kênh gửi tiết kiệm Ngân hàng thường không mang lại khả năng sinh lời cao so với những kênh đầu tư khác.

Đầu tư vàng

Từ xa xưa, vàng luôn được xem là tài sản giá trị mà ông, cha ta thường tích lũy như “của để dành”. Vàng hiện nay cũng được nhiều người lựa chọn để đầu tư với kỳ vọng tăng giá trong tương lai, bởi nhìn chung giá trị của vàng thường sẽ tăng theo thời gian. Trong điều kiện kinh tế biến động, đầu tư vàng cũng là biện pháp phòng thủ hiệu quả giúp nhà đầu tư chống đỡ trước tác động của lạm phát.  Tuy nhiên, để đầu tư vàng hiệu quả, nhà đầu tư cần nắm bắt được chu kỳ lên xuống của vàng nhằm đạt được kỳ vọng lợi nhuận tốt nhất. 

Đầu tư chứng chỉ Qũy 

Nếu không mua vàng hay gửi tiết kiệm, Nhà đầu tư có thể đầu tư vào chứng chỉ quỹ mở. Đây là hình thức đầu tư phổ biến mang lại lợi nhuận hấp dẫn và an toàn. Nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ GEN Z khi bước vào con đường đầu tư thường đặt ra nhiều mối bận tâm: Tiền ít thì nên đầu tư vào đâu? Không có kinh nghiệm thì kênh đầu tư nào mới hiệu quả? Không có thời gian nghiên cứu thị trường phải làm sao?…. Tuy nhiên, với hình thức đầu tư chứng chỉ quỹ mọi vấn đề trên gần như đều được giải quyết. Hiện nay, một số Quỹ chấp nhận số tiền đầu tư ban đầu chỉ từ 50.000 đồng. Chuyên gia của Qũy sẽ lên kế hoạch phân bổ tài sản nhằm giúp nhà đầu tư đạt được tỷ suất sinh lời tốt nhất. Thay vì “đắm” mình trong những số liệu và bảng tài chính, nhà đầu tư có thể dành thời gian để phát triển bản thân. Tuy nhiên, mọi chiến lược đầu tư chứng chỉ quỹ luôn được xác định dựa trên tầm nhìn dài hạn. Do vậy, nhà đầu tư chỉ thật sự đạt được mục tiêu tài chính khi đều đặn tích lũy. Với sức mạnh của thời gian và lãi suất kép, số tiền 100 triệu ban đầu sẽ sinh sôi nảy nở khiến bạn phải bất ngờ.  Chẳng hạn 100 triệu này, bạn lựa chọn đầu tư vào quỹ VEOF của Vinacapital với mức lợi nhuận kỳ vọng 16%/năm. Mỗi tháng bạn chỉ cần đều đặn trích 1 triệu đồng. Vậy sau 20 năm, số tiền bạn có là 3,429,447,168 VND (Trong đó, lợi nhuận đầu tư dự kiến bạn đạt được là 3,089,447,168 VND) (theo công cụ Ftool của Fmarket).


icon-message