Nhắc đến đầu tư chắc chắn lợi nhuận chính là đích đến. Như mọi NĐT khác, bất cứ ai khi quan tâm đến chuyện đầu tư tài chính đều sẽ tìm kiếm những sản phẩm có thể mang lại nguồn thu nhập tốt, gia tăng giá trị tài sản tích lũy. Tuy nhiên, để đạt được điều này, trước tiên NĐT cần quan tâm đến việc xây dựng cho bản thân một tháp tài sản phù hợp. Dựa vào tình trạng tài chính của bản thân để hình thành cho chính mình tháp tài sản, đó chính là cách để đầu tư hiệu quả nhất.
Tháp tài sản là gì?
Tương tự như cách bạn nghĩ đến kim tự tháp khi nhắc đến tháp tài sản, kim tự tháp bền vững và trường tồn theo thời gian hàng ngàn năm là nhờ vào kết cấu rất vững chắc khi xây dựng tháp. Phần móng chắc chắn, đủ mạnh mẽ để nâng đỡ toàn bộ hệ thống tháp bên trên. Dựa trên chính nguyên lý này, NĐT hãy cân nhắc đến việc làm sao để có thể phân chia tài sản của mình vào các phân lớp phù hợp. Theo đó, tháp tài sản là một mô hình phân bố các loại tài sản vào từng khối khác nhau. Căn cứ vào nhu cầu tài chính, mục tiêu cá nhân, NĐT sẽ phân loại cho mỗi tầng trong tháp tài sản đảm nhận những chức năng riêng phục vụ cho nhu cầu bản thân trong cuộc sống. Mục tiêu cuối cùng là làm sao để đảm bảo được cùng lúc hai mục tiêu, vừa tăng trường vừa đảm bảo độ an toàn của các khoản tài chính, bền vững trước các biến cố có thể xảy ra trong dài hạn.
Tại sao nên xây dựng cho bản thân một tháp tài sản?
Có rất nhiều lợi ích mà tháp tài sản có thể mang đến cho các NĐT. Trước tiên, khi nhìn vào một tháp tài sản được xây dựng rõ ràng với 3 - 4 tầng riêng biệt, NĐT sẽ dễ dàng thấy được lộ trình mình cần thực hiện để đảm bảo sự bền vững trong hành trình tài chính cá nhân. Đừng vội vàng trong quá trình tích lũy tài sản của bản thân mà trước tiên NĐT cần thiết lập cho bản thân một tháp tài sản phù hợp. Đây chính là căn cơ cho hành trình làm giàu trong lâu dài. Bên cạnh đó, tháp tài sản sẽ giúp NĐT ý thức một cách rõ ràng về việc để đạt được thành công, mọi thứ cần được xây dựng trên nền tảng từng bước một. Vững vàng ở những lớp tài sản cơ bản chính là đòn bẩy giúp NĐT mạnh mẽ hơn nữa khi tiến lên các tầng cao hơn trong tháp tài sản của mình. Tháp tài sản cũng nhấn mạnh đến mức độ rủi ro khác nhau của từng tầng tài sản. Từ tầng đáy đến tầng chóp, mức độ rủi ro sẽ tăng dần. Dựa vào đó, NĐT sẽ biết được mình cần làm gì để bảo vệ tốt nhất tài sản ở mỗi tầng. Và không thể không nhắc đến việc, với mỗi cá nhân khác nhau, ý nghĩa của mỗi tầng trong tháp tài sản sẽ khác nhau. Khi đã xác định được mục đích của mình trong từng tầng tài sản, NĐT có thể loại bỏ được những suy nghĩ có thể làm lung lay quá trình đầu tư của bản thân.
Tháp tài sản có ý nghĩa như thế nào với quá trình đầu tư tài chính?
Tháp tài sản hiện nay được xây dựng ở mức phổ biến là 5 tầng. Để xây dựng được một tháp tài sản hoàn chỉnh, NĐT cần phải xây từng tầng cụ thể của tháp. Thiết lập tháp tài sản từ dưới lên trên, mỗi tầng sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau trong cuộc sống.