Tài chính cá nhân

search
fmarket communityfmarket community

Tháo gỡ tâm lý "sợ cưới" vì chưa đủ tài chính

09/02/2023Lượt xem 364 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Chi phí đám cưới cơ bản

2.

Lên kế hoạch tài chính cho đám cưới

“Cưới vợ, gả chồng” là một sự kiện trọng đại trong đời mà bất kỳ ai cũng háo hức và hứng khởi, nhưng đôi khi nó cũng tạo một áp lực lớn với những ai đang sắp sửa lập gia đình. Bởi lẽ, để có một lễ cưới trọn vẹn và ý nghĩa đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, bao gồm tài chính. Vậy làm gì để có đủ tiền trang trải chi phí đám cưới? Trước hết, bạn cần lên kế hoạch chuẩn bị tài chính cho đám cưới của mình và hành động nó càng sớm càng tốt.

Chi phí đám cưới cơ bản

Tâm lý “sợ cưới” nghe có vẻ hài hước, song lại là một hiện trạng phổ biến của nhiều người trẻ hiện nay. Có những cặp đôi mặc dù muốn kết hôn, song lo lắng về chi phí chuẩn bị đám cưới đôi khi là rào cản khiến họ còn chần chừ. Mỗi người, mỗi gia đình sẽ có mức chi phí tổ chức tiệc cưới khác nhau tùy vào mong muốn và quy mô tổ chức. Một số tiệc cưới hoành tráng của các sao Việt có thể lên tới hàng tỷ đồng, nhưng cũng có những tiệc cưới đơn giản ấm áp chỉ tốn vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, về cơ bản, các hạng mục chi phí cần thiết để chuẩn bị cho đám cưới sẽ dao động trong khoảng 100 – 200 triệu đồng. Mặc dù sau tiệc cưới, chi phí tổ chức có thể sẽ được bù đắp dựa vào tiền mừng cưới của quan khách. Tuy nhiên, trước khi trông chờ vào tiền mừng, chúng ta cần chuẩn bị sẵn số tiền này để chủ động chi trả trước chi phí đám cưới, tránh gặp phải những điều không mong muốn liên quan đến tiền bạc trong quá trình tổ chức.

Lên kế hoạch tài chính cho đám cưới

kế hoạch tài chính cho đám cưới

Để có 200 triệu chuẩn bị cho một đám cưới cơ bản, bạn nên lên kế hoạch ngay từ khi còn độc thân và thực hiện nó càng sớm càng tốt. 

Nếu bạn vẫn còn độc thân: Giả sử năm nay bạn 25 tuổi và dự định sẽ kết hôn vào năm 30 tuổi. Bạn còn thời gian 5 năm để chuẩn bị số tiền 200 triệu đồng cho đám cưới của chính mình. Nếu thu nhập của bạn là trên 10 triệu đồng/tháng và mỗi tháng bạn cố gắng tích lũy 3 triệu đồng vào Quỹ cưới hỏi. Sau 5 năm, bạn chỉ đạt được con số 180 triệu đồng, nghĩa là bạn chưa thể đạt mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên cũng với số tiền 3 triệu đồng, bạn đầu tư chứng chỉ quỹ trong 5 năm với mức lợi nhuận kỳ vọng 13%/năm. Vậy sau 5 năm, số tiền bạn nhận được là gần 247 triệu đồng (trong đó có 180 triệu tổng tiền đầu tư), vượt mục tiêu đặt ra. Với lộ trình tiết kiệm này, bạn hoàn toàn đủ khả năng tài chính để sẵn sàng cho một tiệc cưới hoàn hảo vào năm 30 tuổi.


icon-message