Thanh khoản là gì?
Mức độ thanh khoản của một số loại tài sản
- 2. 1.
Đặc điểm
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán?
Vậy để hạn chế các rủi ro này, NĐT nên làm gì?
Thanh khoản là gì?
Mức độ thanh khoản của một số loại tài sản
Đặc điểm
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán?
Vậy để hạn chế các rủi ro này, NĐT nên làm gì?
Với các nhà đầu tư tài chính, thanh khoản không còn là thuật ngữ mới lạ. Thanh khoản là một đặc trưng trong các kênh đầu tư tài chính cũng như các báo cáo tài chính. Vậy tính thanh khoản là gì? Tính thanh khoản sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình đầu tư? Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Thanh khoản là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực tài chính nhằm mục đích thể hiện tính linh hoạt của một loại tài sản trong quá trình thực hiện các giao dịch. Có thể hiểu theo cách đơn giản rằng, tính thanh khoản chính là khả năng chuyển đổi thành các loại tài sản có giá khác hoặc thành tiền tệ của tài sản đó. Một danh mục tài sản có thể thực hiện các giao dịch mua bán một cách nhanh chóng mà không chênh lệch quá nhiều cùng với khả năng thực hiện số lượng giao dịch lớn chính là tài sản có tính thanh khoản cao. Chẳng hạn như tiền mặt chính là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất có thể dùng để “bán” mà hầu như không thay đổi về mặt giá trị.
Dựa theo đặc tính của các loại tài sản có thể đánh giá mức độ thanh khoản các danh mục từ cao tới thấp như sau: