Sự bùng nổ của Nhà đầu tư cá nhân
Những biến động liên tục
Tín hiệu khả quan cho thị trường
Cơ hội đầu tư từ Quỹ mở
Sự bùng nổ của Nhà đầu tư cá nhân
Những biến động liên tục
Tín hiệu khả quan cho thị trường
Cơ hội đầu tư từ Quỹ mở
Năm 2022 dần khép lại với một bức tranh thị trường đầy biến động, những mảng màu sáng tối đan xen tạo nên nhiều dấu ấn đậm nét. Với những nhà đầu tư chứng khoán nói chung, bao gồm cả quỹ mở, năm 2022 là một năm mang lại nhiều cảm xúc hỗn tạp nhất.
Năm 2022, thị trường ghi nhận sự tham gia ồ ạt của các nhà đầu tư cá nhân. Đỉnh điểm là vào giai đoạn tháng 5, tháng 6, số lượng nhà đầu tư cá nhân mở mới đạt gần 0,5 triệu tài khoản mỗi tháng. Mặc dù lượng mở mới tài khoản giảm dần vào những tháng sau, nhưng lũy kế 11 tháng năm 2022, số tài khoản cá nhân trong nước mở mới vẫn đạt gần 2,5 triệu tài khoản chứng khoán. Con số này vượt xa con số của cả 4 năm gần nhất cộng lại và lớn nhất trong lịch sử hơn 20 năm thành lập của thị trường chứng khoán. Tính đến cuối tháng 11, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước vượt 6.74 triệu tài khoản, tương đương 6,7% dân số. Lý giải về sự bùng nổ của các Nhà đầu tư cá nhân, điều này xuất phát từ kỳ vọng của Nhà đầu tư chứng khoán về sự phục hồi kinh tế sau thời gian trì trệ do ảnh hưởng của đại dịch.
Mặc dù những ngày đầu năm 2022, một số tín hiệu khả quan từ thị trường vừa chớm “nhen nhóm” hy vọng cho Nhà đầu tư thì vài tháng sau, những bất ổn từ bối cảnh quốc tế và những biến cố trong nước đã tác động khiến thị trường chông chênh, chao đảo. Nếu bối cảnh quốc tế là những bất ổn về địa chính trị, lạm phát thì trong nước cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc xuất khẩu bị đình trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn và tình trạng thất nghiệp tăng lên. Đặc biệt, cuộc đua tăng lãi suất liên tục của Ngân hàng trong nước đã tạo áp lực lớn lên thị trường, lãi suất hấp dẫn như một "nam châm" hút dòng tiền về các kênh tiết kiệm. Thậm chí, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp cùng các vụ sai phạm liên quan đến phát hành trái phiếu như sự kiện Vạn Thịnh Phát, hay Tập đoàn Tân Hoàng Minh… đã làm lung lay niềm tin của cộng đồng Nhà đầu tư. Có những thời điểm ghi nhận hiện tượng Nhà đầu tư đổ xô bán tháo trong khi không có thanh khoản, điều này dẫn đến thị trường chứng khoán liên tục lao dốc. Thống kê cho thấy các quỹ trái phiếu đã bị rút ròng khoảng 11.600, tương đương tỷ lệ 40,5% trong giai đoạn đầu tháng 9 đến cuối tháng 11/2022. Đây là hiện tượng hiếm xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng 2 thập kỷ qua.
Lãi suất hấp dẫn như một "nam châm" hút dòng tiền về các kênh tiết kiệm.