fmarket communityfmarket community

Nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn?

06/05/2024Lượt xem 563 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
https://files.fmarket.vn/pro/blog/latest/gia-vang-tang-manh.jpg_1714988124315.png

Giá vàng nhẫn tăng khiến nhiều nhà đầu tư thu về lãi cao. Chuyên gia tài chính đánh giá đây là xu hướng tích cực, đồng thời khuyến nghị tất cả nhà đầu tư nên dịch chuyển sang vàng nhẫn.

Nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn?

Sau khi giao dịch ở mức khá ổn định trong nhiều tháng, giá vàng bắt đầu tăng vọt vào đầu tháng 3/2024. Tính đến hiện tại, kim loại quý này đã tăng 14% và ghi dấu chuỗi tăng kỷ lục. Đặc biệt, giá vàng nhẫn trong nước đã có lúc tiệm cận mốc 78 triệu đồng/lượng giúp nhiều nhà đầu tư thu về lãi cao.

Ghi nhận tại một số cửa hàng kinh doanh vàng bạc lớn khác ở TPHCM, bất chấp giá vàng neo cao người dân vẫn tấp nập xếp hàng để giao dịch. Đặc biệt, lượng khách mua vàng nhẫn liên tục tăng đột biến khiến một số cửa hàng phải giới hạn số lượng mua tối thiểu khi giao dịch trong ngày.

Nhận định về điều này, ông Ngô Thành Huấn, Giám đốc khối tài chính cá nhân FIDT cho rằng đây là xu hướng tích cực. Đồng thời, trước phân vân của nhiều nhà đầu tư về việc nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn, ông Huấn cũng đưa ra khuyến nghị: nhà đầu tư nên chuyển sang vàng nhẫn thay vì đầu tư vàng miếng SJC. 

Theo chuyên gia này, chênh lệch giá vàng miếng SJC trong nước và thế giới rất lớn, biên độ chênh lệch có thời điểm giao động từ 17 đến 18 triệu đồng/lượng. Mới đây thông điệp của thống đốc NHNN về việc có thể xem xét điều chỉnh Nghị định 24 khiến Nhà đầu tư vàng miếng phải đối mặt với các rủi ro liên quan đến chính sách. Nhìn lại thời điểm cơn sốt vàng vào tháng 12 năm ngoái, khi Chính phủ có thông điệp về việc kiểm soát giá vàng SJC thì giá vàng ngay lập tức mất gần 10% từ đỉnh 80 triệu đồng/lượng về mốc 74 triệu đồng/lượng. 

Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại tiệm cận với giá vàng thế giới và chênh lệch hai chiều mua - bán cũng thấp hơn nhiều so với vàng miếng SJC. Do đó, việc đầu tư vào vàng nhẫn thay vì vàng miếng sẽ giúp người dân hạn chế các nguy cơ thua lỗ. Ngoài ra, phần lớn người dân Việt Nam đều có thói quen mua vàng “để dành” nên  các sản phẩm vàng nhẫn sẽ phù hợp với nhu cầu tiết kiệm và tích lũy dài hạn. 

Chị Trần Hà Linh (quận Bình Thạnh, TP..HCM) chia sẻ, dù giá vàng đang neo cao và phải chờ hơn 45 phút mới tới lượt giao dịch nhưng chị vẫn kiên trì xếp hàng.

“Vì không có nhiều thời gian để cập nhật kịp biến động giá vàng nên khi có thời gian rảnh là tôi quyết định ra cửa hàng để mua luôn. Nếu sau khi mua vào mà giá không tăng thêm thì tôi sẽ tích trữ dài hạn mà không lo mất giá.”, chị Linh chia sẻ.

Chọn mua vàng theo cách “an nhàn”

Không xếp hàng hay bon chen nơi cửa hàng để giao dịch vàng, nhiều nhà đầu tư vẫn tham gia nắm bắt “cơn sốt vàng” một cách dễ dàng khi lựa chọn giao dịch thông qua nền tảng trực tuyến. 

Chị Nguyễn Thắm (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) mỗi ngày dành ít phút ở văn phòng để truy cập vào ứng dụng Fmarket nhằm tham khảo và tranh thủ mua bán vàng. Theo chị Thắm, đây là tính năng giao dịch vàng vật chất trực tuyến được kết hợp giữa Fmarket và eGold của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cho phép người dùng mua bán đa dạng các sản phẩm vàng của thương hiệu này như vàng nhẫn, âu vàng, vàng miếng với nhiều trọng lượng khác nhau….

Chị Thắm chia sẻ: “Sau mấy lần trải nghiệm mệt mỏi khi phải xếp hàng chờ tới lượt, nhất là với cảnh đông đúc vào các thời điểm giá vàng biến động, thì việc mua qua Fmarket giúp tôi tranh thủ giao dịch thoải mái mọi lúc, vừa có thể nắm bắt kịp thời biến động của giá vàng để gia tăng cơ hội đầu tư hiệu quả”. 

nen mua vang nhan hay vang mieng

Trải nghiệm mua vàng trên Fmarket được những nhà đầu tư bận rộn yêu thích. 

Chẳng hạn ngay khi thấy giá vàng có điều chỉnh, chị Thắm chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Fmarket để đặt lệnh mua. Sau khi chuyển khoản thành công, chị Thắm sẽ trực tiếp sở hữu vàng vật chất của thương hiệu DOJI.  Đây là hình thức giao dịch vàng thực và tiền thực, chị Thắm có thể nhờ DOJI giữ và bảo quản hộ hoặc trực tiếp đến các cửa hàng của DOJI để rút vàng về. Trường hợp muốn bán để chốt lời, chị Thắm chỉ cần đặt lệnh bán trên ứng dụng, tiền sẽ nhanh chóng được chuyển về tài khoản ngân hàng của chị. Vì vậy, Fmarket chỉ đóng vai trò là nền tảng công nghệ kết nối dịch vụ mua bán vàng vật chất của thương hiệu DOJI với khách hàng. 

Hình thức giao dịch này thực tế không khác gì so với mua bán vàng trực tiếp tại cửa hàng, mọi quyền lợi và giá trị giao dịch là như nhau. Điểm khác biệt duy nhất là về mặt trải nghiệm. Đặc biệt trong bối cảnh vàng nói chung và vàng nhẫn nói riêng liên tục “sốt giá” và khan hiếm thì việc giao dịch trực tuyến giúp chị Thắm tranh thủ các thời điểm thuận lợi để mua bán vàng với giá tốt nhất, vừa tránh trường hợp mòn mỏi chờ tới lượt giao dịch nhưng sản phẩm lại “cháy hàng”.

Cũng theo chị Thắm, trong giai đoạn giá vàng biến động, nhiều đồng nghiệp của chị cũng chọn cách giao dịch này vì tính tiện lợi và phù hợp với những người làm công việc văn phòng bận rộn.

Xu hướng mua vàng trực tuyến đã trở thành thói quen của người tiêu dùng trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là bộ phận người trẻ ưa thích sự nhanh chóng và hiện đại. Chính vì vậy, các thương hiệu vàng đều phát triển các nền tảng giao dịch trực tuyến riêng hoặc liên kết với các ứng dụng fintech thông minh để đáp ứng thị hiếu chung của người dùng.  

Hy vọng với những phân tích của các chuyên gia, nhà đầu tư đã có thể đưa ra quyết định nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn. Việc mua sản phẩm vàng nào đều tùy thuộc vào mục đích đầu tư và tùy vào từng điều kiện thị trường. Tuy nhiên, với trải nghiệm mua vàng vật chất trên Fmarket, nhà đầu tư có thể dễ dàng tham khảo đa dang các sản phẩm vàng miếng và vàng nhẫn khác nhau để dễ dàng chọn ra các sản phẩm đầu tư phù hợp.

Xem thêm:


icon-message