2 tỷ hôm nay có còn là 2 tỷ của hơn 20 năm sau?
Giải pháp chống lạm phát: phải sinh lời cao hơn
Đồng tiền sẽ mất giá trước lạm phát, nhưng tài sản đầu tư thì không
2 tỷ hôm nay có còn là 2 tỷ của hơn 20 năm sau?
Giải pháp chống lạm phát: phải sinh lời cao hơn
Đồng tiền sẽ mất giá trước lạm phát, nhưng tài sản đầu tư thì không
Nếu năm 2023, lạm phát ở Việt Nam đạt mục tiêu kiểm soát ở mức 4.5%, đồng nghĩa giá trị tiền của bạn bị mất đi 4.5% do lạm phát bào mòn. Cách tốt nhất để bảo vệ tài sản không bị ảnh hưởng, đó là đảm bảo việc đầu tư sinh lời cao hơn so với tỷ lệ mất giá mà lạm phát gây ra.
Để đánh giá rõ nhất tác động của lạm phát, chúng ta có thể nhìn lại quá trình tăng giá của vàng. Cụ thể vào thời điểm năm 2006, giá vàng chỉ vào khoảng 12-13 triệu đồng/ lượng, nhưng hiện tại giá vàng tăng gấp 4,5 lần tương đương với 55-56 triệu đồng/ lượng. Điều này có nghĩa nếu bạn giữ 12 triệu đồng trong 17 năm kể từ năm 2006 đến nay, số tiền đó chỉ đủ mua 1/3 lượng vàng ở hiện tại. Như vậy, quay trở lại câu hỏi 2 tỷ hôm nay có còn là 2 tỷ của 20 năm sau hay không? Câu trả lời là không, nếu xét về giá trị. Giả sử tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2023 được kiểm soát ở mức 4.5%, số tiền 2 tỷ đồng bạn cất giữ từ năm 2022 thời điểm này chỉ có giá trị thực hơn 1.9 tỷ đồng. Trường hợp lạm phát duy trì tỷ lệ này trong vòng 20 năm, vậy giá trị thực của 2 tỷ đồng chỉ còn khoảng 800 triệu đồng vào năm 2042. Tỷ lệ lạm phát 4.5% là mức giả định dựa trên mục tiêu mà Chính phủ đang nỗ lực để kiểm soát, thực tế con số này có thể cao hơn vì trong quá khứ tỷ lệ lạm phát đã có lúc vượt ngưỡng hơn 18% vào năm 2011.
Lạm phát từng đạt đỉnh năm 2011 với tỷ lệ 18,68%.