Giai đoạn trước 3-5 tuổi
Giai đoạn sau 5 tuổi
Giai đoạn con sau 13 tuổi
Giai đoạn con sau 18 tuổi
Giai đoạn trước 3-5 tuổi
Giai đoạn sau 5 tuổi
Giai đoạn con sau 13 tuổi
Giai đoạn con sau 18 tuổi
Trong mỗi dịp Tết Nguyên đán, phong tục lì xì trở thành một nét đẹp văn hóa thể hiện sự cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho năm mới. Nhưng nếu con còn quá nhỏ, làm sao để con hiểu được giá trị đồng tiền và dùng tiền lì xì để mang lại ý nghĩa là nhiệm vụ mà các bậc ba mẹ nên lưu tâm trong việc giáo dục con trẻ.
Giai đoạn từ trước 3 -5 tuổi là giai đoạn trẻ còn quá nhỏ. Các con trong độ tuổi này đôi khi không hứng thú với việc được nhận tiền lì xì bằng những món đồ chơi khác.
Lúc này, ba mẹ sẽ thay con nắm giữ và quản lý tiền lì xì bằng cách bỏ ống heo, gửi vào quỹ tiết kiệm riêng cho con hoặc ủy thác vào các quỹ mở…. Đây là hình thức tích lũy mà phụ huynh có thể bắt đầu từ những đồng tiền nhỏ nhất, có thể từ vài trăm ngàn đến vài triệu mà không cần phải mất thời gian theo dõi.
Số tiền con được lì xì bao nhiêu không quan trọng, giá trị của tiền lì xì nằm ở ý nghĩa mà người tặng gửi gắm vào đấy. Vì vậy, dù ít hay nhiều thì bạn cũng chắt chiu nó như món quà tinh thần mà con trẻ nhận được vào mỗi dịp đầu xuân năm mới.
Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu biết háo hức khi được nhận tiền lì xì. Tuy nhiên, bạn phải giáo dục con hiểu rằng lì xì là những đồng tiền mà các cô chú phải rất vất vả lao động mới có được. Vì vậy, không quan trọng mệnh giá bao nhiêu, con cũng phải luôn trân quý từng đồng tiền được tặng.
Ngay cả khi không được lì xì, con vẫn nên vui vẻ vì đó là món quà năm mới chứ không phải là một nghi thức để trông đợi. Đồng thời, ba mẹ hãy dạy trẻ không được bóc bao lì xì trước mặt bất cứ ai và bày tỏ thái độ với nó.
Vậy tiền lì xì trong giai đoạn này nên được dùng như thế nào?