Tài chính cá nhân

search
fmarket communityfmarket community

Đầu tư theo mục tiêu - chinh phục các "dấu mốc" cuộc đời

15/05/2023Lượt xem 367 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Đầu tư theo mục tiêu là gì?

2.

Các bước thiết lập đầu tư theo mục tiêu

  • 2. 1.

    Bước 1 : Xác định mục tiêu

  • 2. 2.

    Bước 2: Đo lường khẩu vị rủi ro để lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp.

  • 2. 3.

    Bước 3: Thiết lập kế hoạch tài chính cho mục tiêu

Nếu ví công cuộc kiến tạo tài chính cá nhân là một cuộc hành trình thì mục tiêu đóng vai trò như ngọn hải đăng "soi rọi" mỗi người đi đúng hướng và "cán đích" một cách nhanh chóng. Do đó, mọi mục tiêu cần được cụ thể hóa bằng một lộ trình rõ ràng để hành trình chinh phục mục tiêu trở nên hiệu quả.

Đầu tư theo mục tiêu là gì?

Đầu tư theo mục tiêu là việc thiết lập kế hoạch và hành động để đạt được các mục tiêu mà Nhà đầu tư đặt ra trước khi đầu tư. Nó giống như việc giương cung và ngắm bắn vào một điểm nhất định. Mọi nỗ lực liên quan đến kỹ thuật, kỹ năng, thể chất, sự tập trung... đều nhằm bắn trúng mục tiêu bạn hướng tới.  Do vậy, hiệu quả của hoạt động đầu tư được đo lường dựa trên sự tiến lên hay mức độ hoàn thành của mục tiêu thay vì chỉ tập trung chiến thắng thị trường hoặc nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất. Xem thêm: Vai trò của đầu tư trong quản lý tài chính cá nhân

Các bước thiết lập đầu tư theo mục tiêu

Bước 1 : Xác định mục tiêu

Mục tiêu về ngôi nhà đầu tiên, chiếc xe tiện nghi, một hôn lễ hạnh phúc, một cuộc sống chất lượng hay mục tiêu xa hơn về tương lai của con cái, người thân, cuộc sống về già…. nếu xuất phát từ mơ ước và kỳ vọng, chúng sẽ là động lực khiến cuộc hành trình kiến tạo tài chính trở nên thú vị và ý nghĩa hơn rất nhiều.  Nếu mỗi người có quá nhiều dự định và không biết bắt đầu với mục tiêu nào trước, vậy bạn có thể tham khảo tháp nhu cầu Maslow để sắp xếp thứ tự cho các mục tiêu của mình.  Sự tương quan giữa tháp Maslow và mục tiêu tài chính:

  • Tài chính trước hết phải đáp ứng được hai tầng nhu cầu cơ bản : Nhu cầu Thiết yếu & An Toàn. Cụ thể, các nhu cầu thiết yếu bao gồm chi phí thực phẩm, chi phí điện nước, chi phí tiền nhà và lập kế hoạch trước cho những sự cố bất ngờ bằng quỹ khẩn cấp (tương đương chi phí sinh hoạt ít nhất 3-6 tháng); nhu cầu an toàn là các nguồn đảm bảo khác đến từ bảo hiểm (bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, các loại bảo hiểm vật chất…).
  • Tầng tiếp theo là nhu cầu về tình cảm, được trao yêu thương và kết nối. Trong tài chính, nhu cầu này được thể hiện ở mong muốn xây dựng cuộc sống chất lượng và hạnh phúc cho bản thân cùng những người xung quanh: kết hôn, mua nhà, sinh con, lập kế hoạch nuôi dạy - giáo dục con cái, kế hoạch cho cuộc sống hưu trí của hai vợ chồng…
  • Tầng cao nhất mà tài chính cá nhân hướng tới là Tự do tài chính. Lúc này, mọi quyết định không còn bị chi phối bởi tiền bạc. Khi đạt tới trạng thái tự do tài chính và mọi mong cầu đều được đáp ứng, hầu hết mỗi người đều hướng tới những giá trị sống lớn lao hơn: mơ ước giúp đỡ cộng đồng, xã hội, kiến tạo những thứ giá trị để biến cuộc sống trở nên ý nghĩa.

icon-message