Chứng chỉ quỹ

search
fmarket communityfmarket community

Chu kỳ kinh tế là gì? Đầu tư theo chu kỳ kinh tế để thành công

24/11/2023Lượt xem 441 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Chu kỳ kinh tế là gì?

2.

Các giai  đoạn của chu kỳ kinh tế

3.

Nắm bắt tính chu kỳ kinh tế như thế nào để đầu tư thành công?

4.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn nào? 

Đầu tư là một hoạt động đòi hỏi kiến thức, sử dụng thành thạo các công cụ đầu tư và  am hiểu yếu tố thị trường. Trong đó, chu kỳ kinh tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, nếu biết nắm bắt đúng sẽ giúp Nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư thông minh.  Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh tế và cách áp dụng nó vào đầu tư.

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế là một khái niệm được sử dụng để chỉ quá trình biến động lên xuống của nền kinh tế. Theo đó, nền kinh tế sẽ luôn có những giai đoạn tăng trưởng và suy thoái, các sự kiện xuất hiện trong từng giai đoạn theo một vòng tuần hoàn được lặp đi lặp lại. Cụ thể 4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế bao gồm:  suy thoái, khủng hoảng, phục hồi, hưng thịnh. Chu kỳ kinh tế được đo lường bằng sự biến động GDP thực tế của một quốc gia. Nếu GDP của 2 quý liên tiếp tăng trưởng âm nghĩa là dấu hiệu của chu kỳ kinh tế sẽ bắt đầu. 

Các giai  đoạn của chu kỳ kinh tế

  • Suy thoái: Đây là giai đoạn khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, doanh nghiệp hoạt động khó khăn, lợi nhuận giảm sút. Trong giai đoạn này, các chỉ số kinh tế cũng sẽ bắt đầu cho thấy những dấu hiệu tiêu cực như GDP, sản xuất công nghiệp, doanh thu bán lẻ đều giảm.
  • Giai đoạn đáy: Cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng với lạm phát tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản, nhà máy đóng cửa, tăng tỷ lệ thất nghiệp. Nhà nước bắt đầu bơm nguồn tiền vào nền kinh tế cũng như thực hiện các chính sách nhằm làm giảm đà suy thoái kinh tế như giảm lãi suất, trợ giá…

  • Phục hồi: Sau giai đoạn đáy suy thoái, nền kinh tế sẽ bắt đầu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi để sản xuất trở lại, gia tăng lợi nhuận và doanh thu. Các chỉ số kinh tế cũng sẽ bắt đầu cho thấy những dấu hiệu tích cực như tăng trưởng GDP, lạm phát dần ổn định. Nếu GDP thực tế tăng lại bằng mức trước khi suy thoái thì lúc đó, kinh tế mới bước vào giai đoạn phục hồi.

icon-message