Trong lĩnh vực đầu tư, bên cạnh lợi nhuận, rủi ro là yếu tố luôn song hành. Khi khả năng sinh lời của một khoản đầu tư càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao. Do vậy, nhà đầu tư phải luôn nhận diện được các loại rủi ro trong đầu tư để hạn chế thấp nhất tổn thất xảy ra, từ đó duy trì khả năng sinh lời bền vững và hiệu quả.
Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống được hiểu là những rủi ro xảy đến với toàn bộ hoặc phân khúc thị trường.Đây là những rủi ro khó tránh khỏi vì chúng thường xuất phát từ các yếu tố liên quan đến vĩ mô.Tuy nhiên, Nhà đầu tư chỉ có thể tìm cách để hạn chế hoặc đề phòng sự tác động của các loại rủi ro hệ thống đến với mình.
Rủi ro lạm phát và lãi suất
Lạm phát là một loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Lạm phát tăng cao sẽ tác động gián tiếp buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất. Trong khi đó, giá chứng khoán thường tỷ lệ nghịch với lãi suất của thị trường. Điều này có nghĩa khi lãi suất tăng sẽ khiến cho giá trị thị trường chứng khoán bị sụt giảm, bởi lạm phát làm kìm hãm tăng trưởng kinh tế, giảm biên lợi nhuận của doanh nghiệp và giảm lợi nhuận sau cùng cho các nhà đầu tư cổ phiếu Tuy nhiên khi loại rủi ro này xảy ra, ngay cả khi bạn không tham gia đầu tư thì tiền trong túi vẫn bị ảnh hưởng.
Rủi ro thanh khoản
Thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi qua lại từ chứng khoán sang tiền mặt. Vậy khi số lượng chứng khoán càng lớn thì khả năng đặt lệnh và giao dịch sẽ càng cao, lúc này thanh khoản lớn vì nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện trao đổi cổ phiếu. Tuy nhiên, rủi ro thanh khoản xảy ra khi khối lượng giao dịch thấp, Nhà đầu tư phải bán lại với giá thấp hơn thị trường hoặc giá trị thật dẫn đến tổn thất.
Rủi ro hàng hóa
Hoạt động đầu tư chứng khoán là đầu tư vào doanh nghiệp phát hành chứng khoán, nghĩa là doanh nghiệp phát hành chứng khoán kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ nào thì tức là nhà đầu đang đầu tư vào sản phẩm đó. Do vậy, nếu giá hàng hóa thay đổi sẽ khiến các loại cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành bị tác động. Nhất là với những hàng hóa có liên quan tới chính sách tài khóa của Nhà nước như xăng, dầu, điện, gas...