Tài chính cá nhân

search
fmarket communityfmarket community

6 lý do khiến bạn chưa thể tiết kiệm tiền

16/03/2021Lượt xem 446 Views
Chia sẻfacebooklinkedin

Tư duy tích cực, sự ham học hỏi và thái độ tốt là những lợi thế cho kế hoạch tài chính cá nhân. Nhưng không một lợi thế nào trong số đó có thể giúp bạn gia tăng số tiền trong tài khoản ngân hàng, trừ khi phải thực hiện một số hành động cụ thể.

 Kế hoạch tài chính của nhiều người bị cản trở bởi một số thói quen xấu như tiêu xài quá nhiều, suy nghĩ không thực tế, không thiết lập mục tiêu. Và việc cam chịu hiện trạng bao giờ cũng dễ dàng hơn nhiều so với làm điều gì đó để thay đổi, trong khi sức mạnh để thay đổi lại hoàn toàn nằm trong tầm tay. Nếu bạn đang không tiết kiệm được tiền, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Tại sao?”. Nếu không tìm thấy câu trả lời, hãy thử xem mình có rơi vào những trường hợp như 6 kịch bản dưới đây mà trang AOL Finance đã liệt kê hay không:

1. Lãng phí tiền bạc bừa bãi

Peter Huminski - Chủ tịch, cố vấn tài sản tại Thorium Wealth Management khuyên, nếu chi tiêu tất cả hoặc thậm chí nhiều hơn số tiền mình kiếm được mỗi tháng, bạn cần phải cố gắng xác định được những “địa chỉ” gây ra tình trạng “chảy máu tiền bạc” đó nằm ở đâu. Với người này vấn đề có thể nằm ở thói quen ghé trung tâm thương mại mỗi tuần, với người kia có thể là sở thích trải nghiệm các tiện ích công nghệ đắt tiền,... Tuy nhiên với phần lớn chúng ta, chi tiêu cho thực phẩm lại chính là nguyên nhân gây ra các rắc rối về tiền bạc. Chẳng hạn việc luôn ăn trưa ở ngoài chính là thói quen “giết chết” khả năng tiết kiệm tiền bạc. Thay vào đó, hãy đem theo thức ăn tự nấu sẵn ở nhà. Nếu bạn có một công việc tốt và trong tiền lương mỗi tháng có bao gồm tiền ăn trưa, bạn có thể tiết kiệm được một số tiền đấy. Hãy nhân con số của mỗi ngày với 7 ngày của một tuần, với 30 ngày của một tháng, với 365 ngày của một năm, với 10 năm. Bạn có thể "choáng" với kết quả. Không những vậy, bạn còn khỏe mạnh hơn vì có được những bữa ăn đủ chất.

2. Không có bất kỳ mục tiêu nào

Chuyên gia kế hoạch tài chính Joseph Carbone của Focus Planning Group nhận định, việc không có mục tiêu có thể gây tổn thất nhiều hơn chúng ta vẫn nghĩ. Nhiều người vẫn muốn tiết kiệm tiền để nghỉ hưu hay mua nhà, mua ô tô mới hoặc đơn giản chỉ là để xây dựng một nguồn quỹ khẩn cấp, nhưng họ lại không có khái niệm gì về một con số cụ thể. Nếu muốn tiết kiệm cho một mục tiêu xác định, bạn nên bắt đầu bằng cách đề ra một con số cuối cùng, sau đó thực hiện theo chiều ngược lại. Ví dụ, sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, bạn biết rằng mình cần một số tiền có bảy con số để nghỉ hưu, hãy xác định xem còn bao nhiêu năm nữa đến tuổi nghỉ hưu, và cuối cùng là mỗi tháng phải kiếm được bao nhiêu và cần để dành bao nhiêu tiền.

3. Không hành động


icon-message