Tài chính cá nhân

search
fmarket communityfmarket community

4 sai lầm trong quản lý tài chính khiến bạn “cạn ví”

03/01/2023Lượt xem 296 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Lạm dụng thẻ tín dụng

2.

Vay nợ để mua sắm

3.

Chưa hiểu về tiền bạc

4.

Đầu tư không kế hoạch

Một trong những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải trong quản lý tài chính đó là sử dụng tiền dựa vào cảm hứng thay vì lập kế hoạch và kiên định theo mục tiêu đặt ra.

Nếu đang mắc phải 4 sai lầm tài chính dưới đây, có thể chúng là nguyên nhân khiến bạn luôn "cạn ví":

Lạm dụng thẻ tín dụng

Ngày nay, trong ví của mỗi người hầu như đều có một chiếc thẻ tín dụng đóng vai trò như một phương tiện để mua sắm. Tuy nhiên, nhiều người lại sử dụng thẻ tín dụng một cách thiếu kiểm soát bằng việc vô tư quẹt thẻ mà không lường trước khả năng chi trả của bản thân cũng như tìm hiểu về lãi suất tín dụng. Bởi, nếu không thanh toán dư nợ đúng hạn, bạn sẽ phải chịu thêm lãi suất của thẻ tín dụng.

Thậm chí lãi suất phạt trả chậm thẻ tín dụng còn cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Các khoản vay nợ này cũng sẽ khiến điểm đánh giá tín dụng của bạn bị giảm sút và nguy cơ bị Ngân hàng từ chối cung cấp dịch vụ tín dụng.

Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thẻ tín dụng cho các khoản vay thanh toán cố định hoặc trong trường hợp khẩn cấp. Mọi chi tiêu nên được cân nhắc kỹ trong phạm vi bạn có thể chi trả được. Cách tốt nhất là nên đặt ra một hạn mức nhất định, trong quá trình chi tiêu, khi số dư nợ đạt tới hạn mức này thì bạn nên chủ động chi trả hết để tránh áp lực nợ quá hạn.

Vay nợ để mua sắm

Mua nhà, mua xe… chỉ là hai trong rất nhiều thứ mà mọi người thường lựa chọn vay nợ để mua. Việc không đủ tài chính và vay thêm để mua sắm là điều dễ hiểu, tuy nhiên nhiều người lại sẵn sàng vay tới 90% tổng chi phí sản phẩm nhằm đạt được mục đích.

Với những loại sản phẩm giá trị lớn, ngoài chi phí món hàng còn có các phụ phí có thể phát sinh như phí chuyển nhượng quyền sở hữu, bảo hiểm, thậm chí phí duy trì….

Ngân hàng có thể thuyết phục bạn bằng việc cho vay tới 70-90% giá trị sản phẩm, nhưng bạn không nên vay đến giới hạn này nếu không có phương án trả nợ hiệu quả. Đồng thời, sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi có thể khiến bạn không làm chủ được tình hình.


icon-message